Hơn 35 năm qua, Bệnh xá Trường Sa (Khánh Hòa) mang sứ mệnh không chỉ cứu người mà còn là biểu tượng kiêu hãnh về ý chí sinh tồn và chủ quyền biển đảo.
Mục lục
Thượng tá Phan Đình Mừng, phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, kiểm tra trang thiết bị y tế tại Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa - Ảnh: THU HIẾN
"Trường Sa thay đổi nhiều quá!" - đó là câu đầu tiên mà bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc (Bệnh viện Quân y 175) thốt lên khi trở lại nơi này sau 15 năm, vào những ngày cuối tháng 4-2025.
Những dấu son lịch sử
Năm 2011, khi được điều động tăng cường đến Trường Sa, bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc và bác sĩ Hồ Xuân Lãm (Bệnh viện
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn - nguyên giám đốc Bệnh viện Quân y 175, người trực tiếp chỉ đạo ca mổ năm 2011 - đến thăm gia đình bé Trường Xuân - Ảnh: GĐCC
35 năm tuổi "chuyển mình"
Thượng tá Phan Đình Mừng, phó giám đốc Bệnh viện Quân y 175, chia sẻ đây cũng là lần thứ hai ông đến Trường Sa sau 13 năm chi viện bác sĩ cho huyện đảo.
Khác với những ngày đầu, y tế trên các đảo giờ đây đã "thay da đổi thịt", quân dân huyện đảo không còn lo lắng mỗi khi ốm đau bệnh tật ập đến.
Bệnh viện Quân y 175 chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân Trường Sa từ năm 1975 đến nay.
Hiện các trang thiết bị y tế, máy móc tại bệnh xá đã được trang bị đầy đủ như máy chụp X-quang, máy siêu âm, máy xét nghiệm... giúp các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân sớm, giành được thời gian vàng cho người bệnh.
Đặc biệt bệnh viện thường xuyên tổ chức các cuộc hội chẩn từ xa qua hệ thống telemedicine giữa bệnh xá trưởng và các bác sĩ của bệnh viện để đưa ra phương án điều trị người bệnh hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, bệnh xá không chỉ điều trị cho quân dân tại Trường Sa mà còn tiếp nhận và điều trị cho quân dân ở các đảo khác xung quanh thuộc vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, nơi lãnh hải và thềm lục địa.
Luôn luôn sẵn sàng cấp cứu cho chiến sĩ, ngư dân trên biển đảo, tạo điểm tựa cho quân dân ở quần đảo Trường Sa vươn khơi bám biển.
10 năm qua, bệnh viện đã tiếp nhận khám và điều trị cho gần 20.000 lượt quân dân trên quần đảo Trường Sa, trong đó phẫu thuật 1.500 ca, hội chẩn qua telemedicine là 380 ca phức tạp và 180 trường hợp vận chuyển vào đất liền để cấp cứu và điều trị.
Đặc biệt có 80 bệnh nhân được chuyển bằng trực thăng vào đất liền điều trị, đáp thẳng trên nóc Viện Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Quân y 175), giành được thời gian vàng cứu sống người bệnh bị đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, giảm áp do lặn sâu, suy hô hấp... Tỉ lệ bệnh nhân giành được giờ vàng ngày càng tăng lên.
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, nguyên giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết mỗi năm bệnh viện đều cử những bác sĩ và kỹ thuật viên giỏi nghề nhất ra làm nhiệm vụ.
Bây giờ Bệnh xá Trường Sa đã có hệ thống telemedicine, hệ thống cấp cứu đường không (trực thăng, thủy phi cơ quân đội) cả ngày lẫn đêm, bất chấp mưa gió - điều này tưởng chừng như trước đây có tưởng tượng cũng không thể.
"Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông"
Năm 2015, báo Tuổi Trẻ phối hợp Bệnh viện Quân y 175 và UBND thị trấn Trường Sa (Khánh Hòa) khởi công nâng cấp Bệnh xá Trường Sa.
Việc này nhằm mở rộng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đang sinh sống, lao động, sản xuất trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam và cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển trời của Tổ quốc.
Nằm trong chương trình "Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông" do báo Tuổi Trẻ phát động, công trình Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa nâng cấp từ Bệnh xá Trường Sa có vốn đầu tư gần 30 tỉ đồng, trong đó bạn đọc báo Tuổi Trẻ đóng góp 22 tỉ đồng.
Cuối tháng 4, đoàn làm việc của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu cũng đến thăm quân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và nhà giàn DKI.
Qua khảo sát và kiểm tra thực tế về công tác chăm sóc sức khỏe quân dân tại quần đảo Trường Sa, ông Tuyên đánh giá cao công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ chiến sĩ, nhân dân và ngư dân trong điều kiện hết sức khó khăn về thời tiết, xa đất liền.
Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu thành công một thuyền viên lúc rạng sáng
Rạng sáng 21-10, Bệnh xá đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân đã cấp cứu và điều trị thành công cho một thuyền viên tàu hàng từ Brunei trở về Việt Nam.
TPO - Sở Y tế Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo các phòng nghiệp vụ xác minh thông tin người đàn ông bị tai nạn giao thông được đưa vào cấp cứu. Sau khi được báo tin thì vợ và người yêu cùng đến bệnh viện.
Thường xuyên mua thuốc bổ não, hỗ trợ xương khớp cho người thân tại Pharmacity, anh N.T.C. (36 tuổi, Hà Nội) bất ngờ phát hiện cả hai loại thuốc này đều được sản xuất bởi Công ty TNHH Công nghệ Herbitech - công ty vừa bị khởi tố vì sản xuất hàng giả.
Tuyến đường Đỗ Mười có chiều dài khoảng 1,6km được thành phố Hải Phòng đầu tư xây dựng từ năm 2019, nằm trong tổng thể Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc Sông Cấm...
TPO - Căn biệt thự trên 1.000 tấn được 'thần đèn' di dời để làm Vành đai 3 TPHCM; Cuộc đua giành vé ăn tối cùng ông Trump; Phát hiện nơi thử thách nhất ở Vạn Lý Trường Thành, người leo tim đập chân run... là những thông tin đời sống xã hội đáng chú ý có trong bản tin.
TPO - "Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu" của Victor Vũ cán mốc 200 tỷ đồng sau gần nửa tháng ra rạp. Phim trinh thám, phá án đang đứng đầu bảng xếp hạng doanh thu trong ngày, mọi chỉ số áp đảo "Lật mặt 8: Vòng tay nắng" của Lý Hải.
TPO - Sau trận hòa như thua với Leicester, ông chủ CLB Nottingham đã lao xuống sân chất vấn HLV trưởng về những quyết định trong trận. Và đây là một hành động gây tranh cãi.
TPO - Tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực đẩy nhanh công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát nhằm hoàn thành trước ngày 30/6/2025, trong đó chú trọng các hộ có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ.
TPO - Mang theo chai xăng uy hiếp nhân viên ngân hàng ở Đức Trọng (Lâm Đồng) nhưng chưa kịp cướp tiền, Tàu Sa Chín bỏ chạy và bị công an bắt giữ sau hơn 1 giờ lẩn trốn.
TPO - Sau khi tàn cuộc nhậu, hai vợ chồng về phòng trọ và xảy ra mâu thuẫn. Người chồng dùng dao đâm vợ tử vong, sau đó tự đâm vào người tự sát nhưng không chết nên đã đến công an đầu thú.