Sáng 2/6, thảo luận vào dự thảo
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải - Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên. Ảnh: Như Ý
Cụ thể, bà Hải cho biết, theo Bộ luật Lao động thì năm 2023 tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi 9 tháng, nữ là 56 tuổi. Vì vậy ta sẽ chia việc tăng tuổi phục vụ sĩ quan cấp Đại tá, Thượng tá trong luật thành hai bước.
Bước một là tăng ngay khi luật có hiệu lực phục vụ của nam Đại tá, Thượng tá lên 60 tuổi 9 tháng và nữ Thượng tá lên 1 năm, tương tự như việc tăng ngay 2 tuổi đối với cấp Trung tá, Thiếu tá, cấp úy, hạ sĩ quan khi luật có hiệu lực để đồng bộ hóa với độ tuổi về hưu năm 2023 chung là 60 tuổi 9 tháng với nam và nữ là 56 tuổi.
Bước hai, từ các năm sau trở đi thì tăng theo lộ trình 3 tháng với nam và 4 tháng nữ. “Nếu thực hiện theo phương án trên thì sẽ không phải lùi mốc tính tuổi nghỉ hưu nên không vi phạm Điều 152 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và vẫn đạt được kết quả đồng bộ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và có tính tới tuổi nghỉ hưu đối với các đối tượng đặc thù”, bà Hải phân tích.
Nêu thực tế ở địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên cho biết, hiện nay tỉnh có năm Đại tá là nam và nữ không có trường hợp nào. Đối với Thượng tá, cả tỉnh có 105 người, trong đó có 5 nữ.
“Việc tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với cấp nữ Thượng tá và Đại tá sẽ tạo một cơ hội bình đẳng về thời gian để các nữ lãnh đạo trong ngành công an có điều kiện phấn đấu, sao cho sau khi luật ra đời sau một thời gian triển khai số lượng nữ Đại tá trên toàn quốc không phải chỉ là 67 và số lượng nữ cấp tướng không phải chỉ là 6 người như hiện nay. Như thế chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ rằng sẽ có một nữ Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an trong thời gian tới”, bà Hải kỳ vọng.
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) phát biểu tại Hội trường |
Đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) cho biết thêm, hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an hiện nay, ngoài việc thực hiện theo quy định chung của Luật Công an nhân dân, trong một số trường hợp đặc biệt còn thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước như tuổi nghỉ hưu của sĩ quan Công an nhân dân là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội...
Tuy nhiên, Luật Công an nhân dân năm 2018 chưa quy định cụ thể về kéo dài hạn tuổi đối với các trường hợp này nên chưa bảo đảm được sự đồng bộ với các quy định của Đảng, Nhà nước hiện hành. Do đó, việc bổ sung quy định kéo dài hạn tuổi phục vụ trong các trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định là cần thiết và phù hợp với thực tế công tác hiện nay của lực lượng công an.
"Thực tế các trường hợp đặc biệt được kéo dài dài hạn tuổi phục vụ rất ít; được thực hiện với quy trình, thủ tục xét duyệt rất chặt chẽ, qua nhiều cấp. Thời gian qua, việc kéo dài đối với một số đồng chí đã phát huy rất tích cực trình độ, năng lực ở góc độ sử dụng, cống hiến trí tuệ tầm cỡ chuyên gia đầu ngành. Vì vậy, tôi đề nghị giữ nguyên như dự thảo Luật" - đại biểu Đỗ Huy Khánh phát biểu.
Trong khi đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đề nghị cân nhắc đối với hàm nữ Thượng tá lên 3 tuổi, nữ Đại tá lên 5 tuổi là quá cao so với các cấp bậc hàm còn lại. Theo ông, với yếu tố đặc thù của nghề nghiệp, môi trường làm việc rất vất vả, nên không thể đánh đồng với các cơ quan hành chính sự nghiệp về tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động được.
Từ phân tích trên, ông Hòa đề nghị quy định tuổi nữ Thượng tá là 57 và nữ Đại tá là 58, Thiếu tướng vẫn là 60. Về trường hợp đặc biệt được kéo dài tuổi phục vụ cao hơn 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ theo quyết định của cấp thẩm quyền, ông đề nghị chỉ thực hiện đối với trường hợp đặc biệt là người đứng đầu Bộ Công an và cấp phó thuộc diện đặc biệt.