Nhiều cơ sở đào tạo sau đại học áp dụng hình thức không thi tuyển, chỉ xét tuyển trong tuyển sinh đầu vào thạc sĩ.
Mục lục
Lễ trao bằng thạc sĩ của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Ảnh: NHƯ QUỲNH
Với việc bỏ thi tuyển, có ý kiến cho rằng các trường đang cạnh tranh nhau bằng cách đưa ra tiêu chí, quy định tuyển sinh "thoáng, nhẹ nhàng" đáp ứng nhu cầu học để có bằng cấp cao của người học.
1-2 môn thi không đánh giá được
Năm 2024, một số trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lần đầu áp dụng hình thức không thi tuyển, chỉ xét tuyển trong tuyển sinh Tuyển sinh thạc sĩ: Ngành chọi 'sứt đầu mẻ trán', ngành trắng thí sinhTrường trung cấp rầm rộ tuyển sinh thạc sĩ: Có gì bất thường?
Theo PGS.TS Hoàng Trang - trưởng phòng đào tạo sau đại học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), việc bỏ thi tuyển môn cơ bản và cơ sở trong tuyển sinh thạc sĩ đã được trường thực hiện từ khóa tuyển năm 2022.
"Trước đây, đối tượng dự tuyển thạc sĩ có nhiều người đã đi làm lâu năm nên với thi tuyển phải ôn luyện môn toán, môn cơ sở gây ra trở ngại lớn với họ. Trong khi những người này có kinh nghiệm và chuyên môn cao nên việc xét tuyển phù hợp hơn.
Từ lúc tuyển sinh cao học theo cách thức này thì độ tuổi người học tăng (26 - 27 tuổi). Số trúng tuyển khoảng 40% là những người đi làm các công ty nước ngoài, 25% người làm việc khu vực công" - ông Trang nói.
Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm nay cũng đẩy mạnh hình thức tuyển thẳng, xét tuyển, cùng với đánh giá trực tiếp kỹ năng, thái độ, kiến thức chuyên môn của ứng viên qua hình thức phỏng vấn trực tiếp thay cho thi tuyển cao học.
TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - cho biết: "Trường còn có hình thức xét tuyển kết hợp thí sinh dự tuyển các ngành có yêu cầu viết bài luận theo chủ đề bài luận tuyển sinh cao học".
Theo TS Lê Ngọc Sơn - viện trưởng Viện đào tạo quốc tế và sau đại học Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhà trường bỏ hoàn toàn thi tuyển cao học để chuyển sang xét theo hai tiêu chí: xét điểm trung bình chung toàn khóa bậc đại học, mức độ phù hợp của ngành/chuyên ngành tốt nghiệp đại học với ngành/chuyên ngành dự tuyển. Đồng thời ưu tiên một số đối tượng theo quy chế tuyển sinh đại học.
Giải thích về việc bỏ thi tuyển, ông Sơn cho biết: "Đối với tuyển sinh cao học khó đánh giá năng lực ứng viên qua 1-2 môn thi. Việc tổ chức ôn thi cũng rất hình thức và tốn kém. Mục tiêu xét tuyển của trường là chọn ứng viên phù hợp, đủ năng lực học thạc sĩ thông qua hồ sơ".
"Không phải xả cửa, dễ dãi"
Ông Trang cho biết thêm từ năm 2021 đến nay, sinh viên của Trường ĐH Bách khoa vừa tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi các ngành đã được kiểm định quốc tế được tuyển thẳng cao học. Những thí sinh chưa đủ điều kiện tuyển thẳng trường sẽ xét tuyển hồ sơ (bài luận, thư giới thiệu của giảng viên uy tín...). Những trường hợp khác trường sẽ phỏng vấn.
"Cách thức tuyển sinh này không phải xả cửa, dễ dãi. Một số ngành tỉ lệ thí sinh phỏng vấn rớt 20-30%. Hơn nữa việc học thạc sĩ ở trường chúng tôi cũng không hề dễ dàng, phần lớn người học không hoàn thành đúng tiến độ đào tạo, thậm chí quá hạn" - ông Trang chia sẻ.
Theo TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), thực tế hiện nay sinh viên công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp đại học ít có nhu cầu học lên cao vì cơ hội việc làm khá nhiều, nên hằng năm trường tuyển vừa đủ chỉ tiêu cao học và tương đối ổn định.
"Do vậy không có chuyện trường dễ dãi trong tuyển sinh cao học. Hình thức tuyển sinh sau đại học mới của Đại học Quốc gia TP.HCM đang đẩy mạnh triển khai là theo xu thế của thế giới chủ yếu - xét tuyển, không thi tuyển. Trong bối cảnh hội nhập, các trường đại học hàng đầu của Việt Nam phải theo xu hướng đó" - ông Khang nói.
TS Thái Doãn Thanh - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công Thương TP.HCM - cho biết trường đã tuyển sinh theo hình thức xét tuyển từ năm 2021, sau khi quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.
"Đối với tuyển sinh đầu vào bản chất không thể đánh giá qua một vài môn học, mà cần đánh giá cả quá trình học. Khi tổ chức thi một hai môn có nơi tổ chức ôn luyện thời gian ngắn nên cũng không đánh giá toàn diện được. Việc xét tuyển thạc sĩ đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới" - ông Thanh phân tích.
Ưu tiên nữ, thâm niên
Trường đại học Công Thương TP.HCM xét tuyển theo các tiêu chí: thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên quy định theo quy chế tuyển sinh đại học. Ưu tiên thí sinh có điểm trung bình tích lũy của bậc đại học từ cao xuống đến khi hết chỉ tiêu.
Trong trường hợp số thí sinh bằng điểm trung bình tích lũy của bậc đại học cao hơn số chỉ tiêu tuyển sinh, ưu tiên xét tuyển theo tiêu chí thâm niên công tác trong lĩnh vực liên quan đến ngành học (căn cứ theo hợp đồng lao động, thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của đơn vị công tác). Thí sinh có thâm niên cao hơn sẽ trúng tuyển. Trường hợp có nhiều thí sinh cùng thâm niên thì ưu tiên thí sinh nữ.
Không nên đánh đố
TS Trần Đình Lý - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM - cho rằng hiện nay đào tạo thạc sĩ đã có hai dạng định hướng nghiên cứu và ứng dụng, do vậy việc tuyển sinh cao học không nên tổ chức thi kiểu đánh đố.
Tuy nhiên việc xét tuyển cần phải làm nghiêm túc, không nên quá dễ dãi để đảm bảo chất lượng đầu vào. Đặc biệt phải ngăn chặn tình trạng xé rào, chạy theo số lượng trong tuyển sinh thạc sĩ.
Thăm dò ý kiến
Nhiều cơ sở đào tạo sau đại học áp dụng hình thức không thi tuyển, chỉ xét tuyển trong tuyển sinh đầu vào thạc sĩ. Theo bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Nên tiếp tục thi tuyển
Bỏ thi tuyển, xét tuyển đầu vào, siết đầu ra
Ý kiến khác
Bình chọnXem kết quả
Bỏ thi tuyển đầu vào cao học, muốn học thạc sĩ quá dễ?
Năm 2024, các trường thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM lần đầu áp dụng hình thức không thi tuyển, chỉ xét tuyển trong tuyển sinh đầu vào thạc sĩ.
Tỉnh Lâm Đồng mới (sau sáp nhập tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận) đã trở thành tỉnh rộng nhất Việt Nam trong số 34 tỉnh, thành phố vừa mới được thành lập.
TPO - Đang di chuyển theo hướng Nam Bắc, xe container bất ngờ va chạm với xe ô tô con đang di chuyển cùng chiều, 3 người đi trên xe ô tô may mắn thoát chết trong gang tấc.
TPO - Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo và tiến hành chất vấn việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và khóa XV về giám sát chuyên đề, chất vấn.
TPO - Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa đã thu hồi văn bản về việc trưng dụng căn biệt thự tại lầu Bảo Đại ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa làm nhà ở công vụ.
TPO - Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú - Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương nhấn mạnh, người đứng đầu cấp ủy phải tự nêu gương trong công việc, nêu gương trong cuộc sống, đặc biệt là phải nêu gương trong dám nghĩ, dám làm, dám nghe, dám đột phá và phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện tự soi, tự sửa.
TPO - Thị trường điện ảnh Việt Nam nửa đầu năm đạt hơn 2.200 tỷ đồng, với phần lớn doanh thu từ phim của Trấn Thành, Thu Trang, Lý Hải, Victor Vũ. Với sự thiếu vắng đạo diễn "trăm tỷ, nghìn tỷ đồng", áp lực đổ dồn lên "bảo chứng phòng vé" Hoài Linh, Thái Hòa... trong đường đua phim Việt nửa cuối năm nay.
TPO - Theo thống kê của Cục CSGT, trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng CSGT toàn quốc phát hiện, xử lý hơn 1,6 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Tại buổi tiếp công dân sau sáp nhập tỉnh và thực hiện chính quyền hai cấp của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ - Trần Duy Đông, 24 giáo viên ở tỉnh Phú Thọ (cũ) kiến nghị xem xét, ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non.