
Bà Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị trực tuyến - Ảnh: C.DŨNG
Sáng 23-5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả
Bà Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị trực tuyến - Ảnh: C.DŨNG
Sáng 23-5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về đánh giá đợt cao điểm đấu tranh Thủ tướng: Lập chuyên án, xử nghiêm công chức buông lỏng để vi phạm hàng giả
Theo bộ trưởng, Bộ Y tế đã phân cấp tối đa cho địa phương triển khai cấp phép, giám sát. Đồng thời, tập trung xây dựng các văn bản, pháp lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Như vậy, vai trò của UBND tỉnh, sở y tế ngày càng nặng nề hơn.
"Người dân rất hoang mang, ra đường không biết mặt hàng nào được phép lưu hành, mặt hàng nào là hàng giả, hàng nhái.
Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan ban ngành, kể cả doanh nghiệp rất quan trọng để giải quyết vấn đề căn cơ lâu dài, nếu không sẽ khó cho quá trình thực hiện", bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cũng cho rằng cần tiếp tục truyền thông để người dân nắm được quy định, mặt hàng nào là giả, nhái, không đạt yêu cầu. Các đơn vị kinh doanh cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình phải sản xuất các mặt hàng đúng, chất lượng.
"Chúng ta không để thị trường bát nháo, tràn ngập sản phẩm giả, không đủ chất lượng", bà Lan nhấn mạnh.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến triển khai phòng, chống hàng giả - Ảnh: C.DŨNG
Không có vùng cấm đối với hàng giả
Bộ trưởng cũng cho biết quan điểm của Bộ Y tế về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Cuộc chiến chống hàng giả, gian lận thương mại là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của tất cả các cấp, các ngành và toàn thể xã hội.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý an toàn thực phẩm, siết chặt quản lý hoạt động đăng ký, quảng cáo, lưu hành, đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe; kiểm tra chặt chẽ việc công bố sản phẩm, truy xuất nguồn gốc...
Đặc biệt là trên sàn thương mại điện tử, cần tăng chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm sản xuất kinh doanh thuốc giả, mỹ phẩm giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả.
Bộ Y tế nói cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, vận động người dân nâng cao cảnh giác, cùng tham gia phát hiện và lên án hành vi buôn bán hàng giả là các sản phẩm trong lĩnh vực quản lý của bộ.
Bộ Y tế khẳng định cam kết hành động quyết liệt, đồng bộ và liên tục để bảo vệ sức khỏe nhân dân, quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và sự phát triển lành mạnh của ngành y tế.