Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan. Ảnh: Như Ý Đồng tình cao với việc ban hành nghị quyết, GS. Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng, chính sách này được ban hành không chỉ có ý nghĩa về giáo dục mà còn gián tiếp hỗ trợ thực hiện chiến lược dân số quốc gia. Hà Nội đang nghiên cứu miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh Tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, cho biết - ngoài chính sách miễn học phí, Tổng Bí thư Tô Lâm đã giao thêm cho thành phố tiếp tục nghiên cứu miễn phí, hỗ trợ bữa ăn cho học sinh. Theo ông Tuấn, UBND thành phố Hà Nội đang nghiên cứu để báo cáo Thành ủy, HĐND thành phố về vấn đề này. Đây là chủ trương rất nhân văn, ý nghĩa và với Hà Nội rất trách nhiệm trong thực hiện. Thời gian qua, Hà Nội rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, không chỉ trên địa bàn mà còn hỗ trợ các địa phương khác. Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn, khi miễn học phí ở các trường công lập có thể khiến lượng học sinh chuyển từ trường tư sang trường công tăng mạnh, dẫn đến nguy cơ quá tải trường công. Bà Lan đề nghị bổ sung quy định hoặc giao Chính phủ xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, biên chế giáo viên, để đảm bảo chất lượng đào tạo đồng đều thực sự. Về nguồn kinh phí thực hiện, nữ đại biểu đồng thuận với việc bố trí từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ khả năng cân đối ngân sách của các địa phương, đặc biệt với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, các chính sách này không chỉ xóa bỏ rào cản tài chính cho người học mà còn bảo đảm sự công bằng giữa trường công và trường tư, giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa học sinh chính quy và không chính quy. Theo tờ trình, tổng chi phí ngân sách cần bổ sung khoảng 8.200 tỷ đồng mỗi năm, trong đó Hà Nội, với quy mô dân số lớn, mật độ trường học cao, chắc chắn là địa phương chịu áp lực lớn về ngân sách. Tuy nhiên, ông Sơn khẳng định, đây là khoản đầu tư ‘đúng, trúng và đáng’. Không chỉ miễn phí, theo đại biểu, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn, thầy cô yên tâm giảng dạy, và nội dung chương trình phù hợp với năng lực học sinh. Đồng thời, cần rà soát việc phân bổ ngân sách theo vùng, tránh tình trạng cào bằng gây áp lực quá tải lên ngân sách cấp tỉnh, cấp xã/phường. “Hà Nội là Thủ đô, nơi có điều kiện thuận lợi hơn các địa phương, cần đi đầu trong việc tổ chức triển khai thí điểm hiệu quả chính sách này”, ông Sơn kỳ vọng. Cần ngăn chặn các loại 'phí khác' Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội) đặt vấn đề, ngoài học phí, làm thế nào để các trường công lập hạn chế tối đa mức đóng các loại phí khác? Theo ông, các trường ở Hà Nội hiện nay đang duy trì không ít các loại "phí khác". “Nhà nước đã cơ bản lo được những vấn đề lớn như miễn học phí, vậy đừng vì những vấn đề khác mà ảnh hưởng đến chính sách ưu việt của mình", ông Cừ nêu vấn đề. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Như Ý Chia sẻ trước lo lắng về việc học sinh sẽ chuyển từ trường tư sang trường công, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn lý giải, tỷ lệ trường công chiếm con số rất cao. “Đối với các trường
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành giáo dục Hà Nội đã làm một việc 'rất quan trọng'
Admin
21:00 22/05/2025
TPO - "Ngành giáo dục Thủ đô, từ năm 2024 trở lại đây đã làm một việc rất quan trọng là tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến, không có xếp hàng như trước. Đây cũng là tiến bộ của giáo dục Thủ đô", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Toàn bộ các sở đã dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sẵn sàng phân cấp tuyển dụng giáo viên cho trường học

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc lớn nhất của ngành giáo dục trong năm 2025