Cận cảnh đôi đũa bằng ngà hải mã của vua Hàm Nghi được cho có thể phát hiện chất độc

Admin

Ba hậu duệ của vua Hàm Nghi đã dành tặng lại 4 cổ vật, cũng là kỷ vật được vua sử dụng thuở sinh thời cho Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, trong đó có đôi đũa của nhà vua.

Cận cảnh đôi đua làm bằng ngà hải mã được cho có khả năng phát hiện chất độc của vua Hàm Nghi - Ảnh 1.

Ông Đặng Văn Giáp (hậu duệ đời thứ 4 của vua Hàm Nghi) tặng lại đôi đũa làm bằng ngà hải mã của nhà vua cho Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Ngày 5-11, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức tiếp nhận 4 cổ vật, cũng là kỷ vật của

Ngắm đôi đũa của vua Hàm Nghi, được cho sẽ biến đổi màu khi thức ăn có chất độc - Video: NHẬT LINH

Hồi hương cổ vật của vua Hàm Nghi

4 cổ vật gồm 1 khay gỗ được khảm xà cừ tinh xảo, một bộ sách bằng chữ Hán, một đôi tiềm bằng sứ và một đôi đũa làm từ ngà hải mã.

TIN LIÊN QUAN

Đôi đũa quý được giới thiệu là do chính Hoàng thái hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) đưa cho bà Phan Thị Hòa - vợ đầu của vua Hàm Nghi - để vua sử dụng - Ảnh: NHẬT LINH

Hai cổ vật còn lại là một đôi tiềm bằng sứ và một đôi đũa làm từ ngà hải mã do ông Đặng Văn Luyện và ông Đặng Văn Giáp (hậu duệ đời thứ 4 của vua Hàm Nghi) tặng cho Huế. Trong đó có đôi đũa làm từ ngà hải mã được giới thiệu có xuất xứ vô cùng đặc biệt.

Theo đó đôi đũa này được phía gia đình nói rằng là đôi đũa xuất xứ từ hoàng cung, do chính Hoàng thái hậu Từ Dũ (mẹ ruột của vua Tự Đức) đưa cho bà Phan Thị Hòa - vợ đầu của vua Hàm Nghi - khi vua rời Kinh thành Huế lên Tân Sở (Quảng Trị) để phát chiếu Cần Vương chống Pháp vào năm 1885.

Đôi đũa được cho là được nhà vua sử dụng trong những bữa ăn hằng ngày ở vùng rừng núi Tân Sở.

Thân đũa có màu trắng ngà, một đầu bịt bạc được chạm khắc hoa văn tinh xảo. Đôi đũa được cho là có khả năng phát hiện chất độc trong thức ăn nhờ sự biến đổi màu sắc.

Cận cảnh đôi đua làm bằng ngà hải mã được cho có khả năng phát hiện chất độc của vua Hàm Nghi - Ảnh 4.

Cận cảnh đôi đũa của vua Hàm Nghi được làm bằng ngà hải mã - Ảnh: NHẬT LINH

Mong mỏi thêm nhiều cổ vật trở về

Tiếp nhận những món cổ vật quý giá, ông Hoàng Việt Trung, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết rất cảm ơn những thành viên trong gia đình vua Hàm Nghi đã hiến tặng cổ vật cho Huế.

Ông Trung cho biết những năm gần đây, có 19 cổ vật liên quan đến triều Nguyễn ở nước ngoài đã được các tổ chức, cá nhân bằng nhiều cách đưa về Việt Nam hợp pháp rồi hiến tặng lại cho Huế.

Cận cảnh đôi đũa bằng ngà hải mã của vua Hàm Nghi được cho có thể phát hiện chất độc - Ảnh 5.

Khay đựng sách bằng gỗ, khảm xà cừ do cô Amadine Dabat - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi - trao tặng cho Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Trong số đó có bức tranh "Hồ trên dãy Alpes" do chính vua Hàm Nghi vẽ cùng tẩu thuốc được nhà vua sử dụng khi đang bị lưu đày ở nước ngoài. Hai cổ vật trên được cô Amandine Dabat tặng cho Huế vào năm 2023 và hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

"Chúng tôi mong mỏi rằng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tổ chức, cá nhân hồi hương cổ vật triều Nguyễn về chốn cũ, để con cháu, thế hệ sau này được chiêm ngưỡng những giá trị của cha ông", ông Trung nói.

Một số hình ảnh tại buổi tiếp nhận cổ vật:

Cận cảnh đôi đua làm bằng ngà hải mã được cho có khả năng phát hiện chất độc của vua Hàm Nghi - Ảnh 8.

Cận cảnh khay đựng sách được khảm xà cừ tinh xảo - Ảnh: NHẬT LINH

Cận cảnh đôi đua làm bằng ngà hải mã được cho có khả năng phát hiện chất độc của vua Hàm Nghi - Ảnh 9.

Bộ sách chữ Hán đã được vua Hàm Nghi mang theo khi bị đi đày ở nước ngoài - Ảnh: NHẬT LINH

Cận cảnh đôi đua làm bằng ngà hải mã được cho có khả năng phát hiện chất độc của vua Hàm Nghi - Ảnh 10.

Bộ tiềm bằng sứ được con cháu vua Hàm Nghi tặng lại cho Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Cận cảnh đôi đua làm bằng ngà hải mã được cho có khả năng phát hiện chất độc của vua Hàm Nghi - Ảnh 12.Kỷ vật của vua Hàm Nghi được con cháu tặng lại cho Huế và Quảng Trị

Ba kỷ vật mà vua Hàm Nghi sử dụng lúc sinh thời đã được hậu duệ nhà vua tặng lại cho Huế và Quảng Trị.