Cảnh báo chấn thương tai do lấy ráy tai

Admin

Mỗi ngày, khoa khám bệnh - Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM tiếp nhận hàng chục ca tổn thương tai do móc, lấy ráy tai.

Cảnh báo chấn thương tai do lấy ráy tai - Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh vIện Tai Mũi Họng TP.HCM đang khám cho một bệnh nhân bị cây ngoáy tai đâm sâu vào tai trái trong lúc đang ngoáy tai - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Bác sĩ CKII Dương Thanh Hồng, trưởng khoa tai - tai thần kinh Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, cho biết mỗi ngày phòng khám Bệnh viện Tai Mũi Họng tiếp nhận hàng chục ca bị chấn thương tai do móc, ngoáy tai, Cảnh báo chấn thương tai do lấy ráy tai - Ảnh 2.Cảnh báo chấn thương tai do lấy ráy tai - Ảnh 3.Cảnh báo chấn thương tai do lấy ráy tai - Ảnh 4.Viêm tai giữa không phải do ráy tai

Theo Hiệp hội Thính học - Ngôn ngữ Mỹ (ASHA), tình trạng có quá nhiều ráy tai có thể do sử dụng tăm bông; sử dụng máy trợ thính hoặc các thiết bị khác đặt vào tai như tai nghe; quá trình lão hóa. Ráy tai tích tụ có thể chặn âm thanh vào tai gây khó nghe, chóng mặt, cảm giác khó chịu, ù tai.

Chính vì vậy ASHA cũng đưa ra khuyến cáo kêu gọi mọi người đừng bao giờ đưa bất cứ thứ gì vào tai chẳng hạn như việc sử dụng tăm bông, móng tay và các vật nhọn với mục đích làm sạch tai vì điều này không những có thể làm tổn thương ống tai và màng nhĩ mà còn đẩy ráy tai sâu hơn tạo thành nút ráy tai.

"Bất cứ nguyên nhân nào làm tổn thương ống tai ngoài đều có thể dẫn đến viêm tai ngoài cấp tính. Ngoáy tai bằng ngón tay, tăm bông, ghim hoặc kẹp giấy có thể làm tổn thương ống tai và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Viêm ống tai ngoài sẽ gây đau tai, ngứa hoặc tiết dịch màu vàng, xanh vàng, có mùi hôi. Ngoài ra còn gây ra cảm giác đầy và âm thanh nghe được như bị nghẹt lại", bác sĩ Thúy lưu ý.

Sử dụng tăm bông hay các vật sắc nhọn như ghim gút, chìa khóa, kẹp giấy... để ngoáy ống tai ngoài là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây chấn thương thủng nhĩ. Người bị chấn thương thủng nhĩ sẽ cảm thấy đau nhói, nghe tiếng vo vo trong tai, nghe kém, chảy máu tai đồng thời màng nhĩ đỏ bầm, bị thủng hoặc rách.

Xỏ nhiều khuyên tai coi chừng

Hiện nay nhiều bạn trẻ có trào lưu xỏ nhiều khuyên tai ở dái tai hoặc sụn vành tai. Tuy nhiên, kỹ thuật xỏ khuyên không đảm bảo vô trùng, người thực hiện chưa được đào tạo và gây chấn thương mô mềm, đặc biệt là khi xỏ khuyên với áp suất cao có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng, chảy máu.

Các biến chứng sau xỏ lỗ tai bao gồm khuyên tai bị lún sâu vào trong dái tai, sẹo lồi, sẹo phì đại và mẫn cảm ở da. Nhận biết sớm và điều trị nhiễm trùng, viêm màng sụn thứ phát sau xỏ khuyên xuyên sụn có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Trường hợp biến chứng sau xỏ khuyên tai gây dị tật tai nghiêm trọng thì cần can thiệp phẫu thuật tái tạo thẩm mỹ.

Bác sĩ Thúy kể thêm một thói quen xấu gây hại cho tai là để tai ẩm ướt. Nước, dầu gội hoặc xà phòng vào ống tai có thể gây kích ứng da. Nước có thể vào ống tai khi đi bơi. Khi nước đọng trong ống tai, vi khuẩn có thể phát triển gây ra nhiễm trùng.

Cảnh báo chấn thương tai do lấy ráy tai - Ảnh 2.Có nên làm sạch, lấy ráy tai cho trẻ mỗi ngày?

Không phải ba mẹ nào cũng biết lấy ráy tai đúng cách cho trẻ. Vệ sinh tai sai cách có thể khiến trẻ bị đau, viêm tai, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé.