Chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai để giảm khiếu kiện

Admin

Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng chỉ ra những vấn đề cần lưu ý trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo đúng quy định pháp luật, tránh khiếu nại, khiếu kiện.

Chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai để giảm khiếu kiện - Ảnh 1.

Quang cảnh hội nghị chuyên đề trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Phú Yên - Ảnh: VĂN VINH

Ngày 21-10, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị "Trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về Địa phương chậm hướng dẫn Luật Đất đai, cử tri kiến nghị lên Quốc hộiThi hành Luật Đất đai 2024: Sẽ miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất khi tăng giá đấtỦy ban Kinh tế cảnh báo tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao

Ông Phạm Văn Cần - viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng - cho rằng quản lý nhà nước về đất đai là một trong những công tác rất quan trọng của các cấp chính quyền từ trung ương đến cơ sở.

Hiệu quả quản lý của công tác này có tác động rất lớn vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội, góp phần vào việc "an dân".

"Thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính của ngành kiểm sát nhân dân và việc nghiên cứu các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhận thấy một số vấn đề cần phải rút kinh nghiệm trên các lĩnh vực như: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; xử phạt vi phạm hành chính; giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai…" - ông Cần cho hay.

Chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai để giảm khiếu kiện - Ảnh 2.

Ông Phạm Văn Cần - viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng - trao đổi tại hội nghị - Ảnh: VĂN VINH

Tại hội nghị, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng lưu ý những điểm mới liên quan đến các nội dung: căn cứ để xác định việc sử dụng đất ổn định; việc xác định diện tích đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất đối với những trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhưng trên giấy tờ đó chưa xác định rõ diện tích đất ở; lưu ý khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất…

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn, ông Tạ Anh Tuấn - chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung rà soát các vụ việc liên quan đất đai, các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành để triển khai thi hành theo đúng quy định.

Trường hợp khó khăn, vướng mắc kịp thời tổng hợp để gửi Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có hướng dẫn, hỗ trợ.

"Chuyên đề do Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng biên soạn là bộ cẩm nang quý giá. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục nghiên cứu thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng công tác tham mưu, thực hiện nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phòng ngừa vi phạm trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh" - chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu.

Số liệu thống kê cho thấy Phú Yên là địa phương có số lượng vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai đứng thứ 6/12 tỉnh trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên với tỉ lệ 19,85% (466/2.347 vụ) trong 4 năm qua.

Số lượng vụ án hành chính có liên quan đến đất đai được tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Yên thụ lý, giải quyết mỗi năm tăng hơn 10%.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng thụ lý, giải quyết 104 vụ/128 vụ theo thủ tục phúc thẩm (chiếm tỉ lệ 32% so với số lượng án sơ thẩm đã giải quyết); số vụ án tòa án phúc thẩm đã xét xử chấp nhận kháng cáo của người bị kiện (là cơ quan nhà nước) sửa bản án sơ thẩm 8/22 vụ (chiếm tỉ lệ 36,36%).

Chấn chỉnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai để giảm khiếu kiện - Ảnh 3.Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Đưa những đột phá của Luật Đất đai 2024 vào cuộc sống

Đưa những nội dung mới mang tính đột phá của Luật Đất đai 2024 đi vào cuộc sống sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất...