Lợi ích của chanh leo
4 'đại kỵ' khi uống chanh leo cần tránh để không rước bệnh hại thân
Lợi ích của chanh leo
4 'đại kỵ' khi uống chanh leo cần tránh để không rước bệnh hại thân
Chanh leo cũng thường được sử dụng để chữa trị các vấn đề tiêu hóa và các bệnh liên quan đến dạ dày.
Ông Sáng cho biết hạt chanh leo có một lượng chất xơ dồi dào giúp cải thiện đường tiêu hóa. Người có vấn đề về táo bón nên sử dụng chanh leo.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra trong chanh leo có chứa nhiều axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, glycin, leucin, arginin... tốt cho người bị suy nhược cơ thể, ông Sáng nói.
Theo lương y Phùng Tuấn Giang - chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam, chanh leo còn giúp cải thiện độ nhạy cảm với insulin.
Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng hạt chanh leo có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm với insulin. Khi độ nhạy cảm với insulin giảm, lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến nguy cơ đái tháo đường type 2.
Chất xơ trong chanh leo giúp giảm nguy cơ mắc nhiều chứng rối loạn, bao gồm cả bệnh đái tháo đường.
Chanh leo chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Vitamin A nổi tiếng góp phần thúc đẩy làn da khỏe mạnh bằng cách mở đường cho quá trình tái tạo tế bào, bên cạnh việc chống lại các gốc tự do gây hại cho da.
Do đó, tiêu thụ chanh leo thường xuyên cũng có thể mang lại cho bạn một làn da rạng rỡ.
Cần lưu ý gì khi dùng chanh leo?
Chanh leo mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Ông Sáng khuyến cáo dùng chanh leo liều cao thường xuyên sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, người đờ đẫn.
Do chanh leo có tính an thần nên có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine, làm tăng mức độ buồn ngủ. Do vậy, mọi người cần cẩn trọng, không dùng khi tham gia các công việc cần sự tập trung cao.
Ông Sáng lưu ý thêm, chanh leo có thể gây dị ứng với người có cơ địa nhạy cảm. Do đó, người có cơ địa dị ứng không nên dùng loại trái cây này.