Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.
Mục lục
Bệnh nhân đột quỵ đang được các bác sĩ kiểm tra tại TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN
Ngày 10-5, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn tổ chức Hội thảo cập nhật điều trị đột quỵ cấp năm 2025, lễ đón nhận chứng nhận vàng WSO trong điều trị đột quỵ.
PGS Nguyễn Huy Thắng - trưởng khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam - cho hay đột quỵ là gánh nặng rất lớn. Không chỉ toàn cầu, tại Việt Nam đây là bệnh lý gây tử vong hàng đầu.
Theo bác sĩ Thắng, đối với đột quỵ,
PGS Nguyễn Huy Thắng nhận chứng nhận vàng WSO trong điều trị đột quỵ - Ảnh: THU HIẾN
Bác sĩ Mai Thị Hương Lan - trưởng khoa nội thần kinh Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn - cho hay điều trị đột quỵ không chỉ là một cuộc chiến về thời gian mà còn là một thách thức lớn đối với cả bệnh nhân, gia đình và đội ngũ y tế.
Trong quá trình đưa ra quyết định điều trị cho bệnh nhân đột quỵ, bác sĩ đôi khi gặp phải những khó khăn không lường trước, chẳng hạn như việc người nhà không nắm rõ thời điểm khởi phát triệu chứng.
Bởi lẽ trong điều trị đột quỵ, thời gian là vàng, và một khi cơ hội can thiệp qua đi, rất khó có thể sửa chữa.
Tuy nhiên, dù có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y tế tận tâm, một yếu tố then chốt vẫn nằm ở việc bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ. Nếu bệnh nhân đến muộn, dù bác sĩ có giỏi đến đâu cũng khó có thể mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Cũng theo bác sĩ Lan, tại TP.HCM vẫn còn không ít trường hợp bệnh nhân đến bệnh viện muộn do chủ quan hoặc tin vào các phương pháp điều trị dân gian không đúng.
Trong quý 3 và quý 4, bệnh viện đã tiếp nhận gần 180 ca đột quỵ, trong đó đột quỵ do nhồi máu não chiếm 80%. Thời gian bệnh nhận vào viện từ khi khởi phát đến khi vào viện trung bình là 16 giờ. Đây là thời gian khá dài, điều này chứng tỏ cộng đồng vẫn chưa hiểu nhiều về đột quỵ.
Nhiều người bệnh dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc tìm đến các phương pháp điều trị không chính thống, dẫn đến việc bỏ lỡ thời gian vàng điều trị.
Thậm chí, vẫn còn người dân tự ý chích máu đầu ngón tay khi nghi ngờ đột quỵ. Điều này vô cùng nguy hiểm và làm mất đi thời gian vàng để can thiệp hiệu quả.
Các yếu tố nguy cơ thường gặp bao gồm tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá và tiền sử bệnh tim.
Bác sĩ Lan khuyến cáo khi nghi ngờ đột quỵ cần nhanh chóng gọi 115, đây chính là nơi điều phối đến bệnh viện có đủ chức năng để điều trị đột quỵ gần nhất, nếu đến sai cơ sở y tế sẽ bất lợi cho người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Các bác sĩ khuyến cáo nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ là vô cùng quan trọng để có thể cấp cứu kịp thời. Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thường gặp bao gồm:
* Tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
* Khó nói hoặc khó hiểu lời nói.
* Chóng mặt, mất thăng bằng.
* Đau đầu dữ dội đột ngột.
* Rối loạn thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ, nhìn đôi hoặc mất thị lực một phần.
* Khó nuốt.
Ho thật mạnh để chữa đột quỵ?
Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền một phương pháp đơn giản nhưng có tác dụng “thần kỳ”, đó là “đứng lên và ho thật mạnh sẽ bắn bay được cục máu đông gây tắc nghẽn mạch”.
TPO - “Đến hẹn lại lên”, những cánh đồng mùa gặt lúa tại Huế lại dày đặc khói do vấn nạn đốt rơm rạ gây nên. Lực lượng chức năng được tăng cường kiểm tra, xử lý, chính quyền cũng đã xử phạt nghiêm không ít trường hợp, nhưng tình trạng đốt rơm gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Trí tuệ nhân tạo đang bước vào giai đoạn ứng dụng chiến lược tại Việt Nam, đặt ra yêu cầu cấp thiết về vai trò dẫn dắt của các lãnh đạo C-level. Những tổ chức tận dụng AI hiệu quả đều có một đặc điểm chung là lãnh đạo cấp cao luôn làm gương trong việc ứng dụng AI…
Với 51,9% thị phần sữa tươi và 2 công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại phiên thảo luận: “Tính bền vững và tăng sức chống chịu với khí hậu” trong khuôn khổ hội thảo của Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc và New Zealand ( AANZFTA) diễn ra tại Jarkata, Indonesia từ ngày 23-24/4/2025.
Với chi phí hàng trăm triệu làm thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình anh Phùng Văn Ba (34 tuổi, người dân tộc Mường) và chị H Dla Buôn Ya (29 tuổi, người dân tộc Ê Đê) ở Phú Thọ chưa từng nghĩ sẽ có một ngày ước mơ làm cha mẹ thành hiện thực.
TPO - 3 cháu bé ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) rủ nhau đạp xe đi chơi cách nhà 30km và quên đường về. May mắn, tổ công tác CSGT Hà Nội phát hiện và giúp đỡ các cháu và liên hệ với người thân đến đón.
TPO - Doanh số nội địa tháng 4 của Vinamilk tăng trưởng hơn 10% so với cùng kỳ và tăng gần 40% so với mức trung bình một tháng của quý I vừa qua. Trong khi đó, BAF đã lập kỷ lục về sản lượng kinh doanh trong tháng 4, đạt doanh thu 450 tỷ đồng là mức doanh thu tháng cao nhất.
TPO - Trong cuộc đời người phụ nữ, giai đoạn tiền mãn kinh không chỉ mang đến những thay đổi về tâm sinh lý mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, trong đó nhiễm trùng tiết niệu (NTTN) là bệnh lý thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua.
TPO - Khiển trách nam sinh viên vô lễ với cựu chiến binh khi xem diễu binh 30/4; Thủ tướng yêu cầu tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025 an toàn, nghiêm túc; Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với học sinh;… là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
TPO - Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8%. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc giá điện tăng như một “cú bồi” khiến sức chống chịu của doanh nghiệp càng thêm chật vật; người dân lo lắng giá các mặt hàng tăng theo, phải hạn chế chi tiêu.