Có nên cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia?

Admin

Một số nhà sưu tập tư nhân cho biết nếu cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia thì sẽ cân nhắc việc 'xin' công nhận bảo vật quốc gia cho các cổ vật có giá trị của họ.

Thạp đồng văn hóa Đông Sơn của Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng được công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023

Thạp đồng văn hóa Đông Sơn của Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng được công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023

Dự thảo Vì sao hai khuôn in tín phiếu tại Quảng Ngãi là bảo vật quốc gia?Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ được công nhận bảo vật quốc giaSưu tập vàng lá Châu Thành là bảo vật quốc gia

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo về nước nhưng thuộc bộ sưu tập tư nhân - Ảnh: Cục di sản văn hóa - Ảnh BTC

Cấm thì không xin danh hiệu bảo vật quốc gia

Chuyên gia chính sách công Nguyễn Quang Đồng - viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) - đồng tình việc cấm kinh doanh bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước nhưng không nên cấm kinh doanh bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân.

Lý do là việc cấm này sẽ hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu bảo vật quốc gia như cơ quan soạn thảo luật cũng nhận thấy.

Ngoài ra, việc cho phép mua bán kinh doanh bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân, theo ông Đồng, sẽ tạo động lực cho những người có tiền mua cổ vật xuất xứ Việt Nam có giá trị đặc biệt ở nước ngoài mang về nước, trong khi Nhà nước còn khó khăn về ngân sách cho việc này.

Nên có những chính sách để khuyến khích khối tư nhân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa qua các cổ vật.

Về lập luận cấm kinh doanh bảo vật quốc gia nhằm ngăn chặn nguy cơ lợi dụng danh hiệu bảo vật quốc gia để trục lợi, ông Đồng nói danh hiệu chỉ là một trong những yếu tố làm nên giá thành của bảo vật quốc gia, bên ngoài còn do thị trường quyết định.

Việc nhà đầu tư có thể kiếm lời từ bảo vật quốc gia không nên là lý do để cấm kinh doanh, mà Nhà nước nên quan tâm tới việc làm sao thu thuế tốt từ việc kinh doanh này.

Việc nhà sưu tập có thể thu lợi từ danh hiệu bảo vật quốc gia thì luật có thể ràng buộc thêm quy định chủ sở hữu tư nhân bảo vật quốc gia phải có trách nhiệm trưng bày công ích một thời gian theo quy định. Khi được yêu cầu, các chủ sở hữu tư nhân này phải chịu trưng tập của Nhà nước mang bảo vật quốc gia tham gia triển lãm phục vụ công chúng.

Có nên cấm kinh doanh mua bán bảo vật quốc gia?- Ảnh 6.Chuyên gia chính sách công Nguyễn Quang Đồng

Chủ một bảo tàng tư nhân có bảo vật quốc gia nói với Tuổi Trẻ rằng ông rất đồng tình việc cấm buôn bán kinh doanh cổ vật, di vật của Việt Nam ra nước ngoài.

Nhưng không nên cấm việc mua bán kinh doanh bảo vật quốc gia ở trong nước. Việc cho phép mua bán sẽ tạo động lực để các nhà sưu tập tư nhân đầu tư bảo vệ, phát huy giá trị các cổ vật.

Ông cũng góp ý với những cổ vật ở Việt Nam nhưng xuất xứ nước ngoài thì không nên cấm bán ra nước ngoài.

TIN LIÊN QUANCận cảnh bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara 1.200 năm tuổiNgắm giang sơn Việt Nam trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnhNgắm giang sơn Việt Nam trên bảo vật quốc gia Cửu đỉnh

Ông dẫn trường hợp nếu Pháp cũng cấm bán cổ vật không phải của Pháp ra nước ngoài thì chúng ta không thể mua được ấn vàng Hoàng đế chi bảo để hồi hương như đã làm.

Ông Cao Văn Tuấn - chủ nhân Bảo tàng Văn hóa nghệ thuật Đông Dương tại TP Hải Phòng - cũng không ủng hộ quy định cấm kinh doanh bảo vật quốc gia ở trong nước.

Theo ông Tuấn, nếu có quy định này thì ông tin rằng nhiều nhà sưu tập tư nhân có cổ vật quý giá sẽ không đăng ký xét công nhận bảo vật quốc gia.

Ông Tuấn lưu ý các nhà làm luật về trường hợp dân làng cổ Đường Lâm từng bức xúc đòi trả danh hiệu di sản quốc gia được trao cho làng này bởi những quy định đi kèm với danh hiệu khiến đời sống sinh hoạt của người dân gặp quá nhiều bất tiện, khổ sở.

Không chỉ không ủng hộ cấm kinh doanh bảo vật quốc gia, ông Tuấn còn đề xuất Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ về tài chính cho các bảo tàng tư nhân nói chung và hỗ trợ cho những bảo tàng đang bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia nói riêng.

Thông tin từ Cục Di sản văn hóa cho biết cả nước có 265 bảo vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia.

Trong đó có 13 bảo vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân. Việc công nhận bảo vật quốc gia với các bảo vật, nhóm hiện vật thuộc sở hữu tư nhân mới xuất hiện nhiều vài năm gần đây.

Vì sao hai khuôn in tín phiếu tại Quảng Ngãi là bảo vật quốc gia?Vì sao hai khuôn in tín phiếu tại Quảng Ngãi là bảo vật quốc gia?

Hai khuôn in tín phiếu mệnh giá 1 đồng và 50 đồng có niên đại từ năm 1947 ở Quảng Ngãi được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia. Vì sao hai khuôn in tín phiếu này giá trị đến vậy?