Cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai cho hay đang tích cực chuẩn bị để sớm nối lại hoạt động biểu diễn cồng chiêng cuối tuần trong một vài tuần tới.
Mục lục
Hoạt động biểu diễn cồng chiêng hằng tuần thu hút rất đông người dân và du khách đến Pleiku - Ảnh: Q.T.
Ngày 16-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Ngọc Nhung - giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai - cho biết chương trình Độc đáo lớp học cồng chiêngĐỌC NGAY
Theo ông Nhung, sở này đang xây dựng lại kế hoạch chương trình và làm công tác chuẩn bị, khoảng một vài tuần tới sẽ đưa chương trình hoạt động trở lại.
Năm nay, ngoài hoạt động biểu diễn hằng tuần tại TP Pleiku, ngành văn hóa tỉnh Gia Lai còn có kế hoạch đưa chương trình cồng chiêng cuối tuần về biểu diễn tại các huyện.
Nói về việc chương trình gián đoạn hoạt động thời gian qua, ông Nhung cho hay vấn đề tồn tại là do chưa phân khai được kinh phí do UBND tỉnh chưa có kế hoạch.
Hiện cơ quan này đang tích cực chuẩn bị để chương trình nối lại hoạt động trong thời gian sớm nhất.
Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đã phản ánh, sau thời gian đưa vào hoạt động, chương trình biểu diễn cồng chiêng cuối tuần tại TP Pleiku phải gián đoạn do gặp vấn đề về kinh phí.
Chương trình cồng chiêng cuối tuần đã được UBND tỉnh Gia Lai cho chủ trương trở thành sự kiện văn hóa thường xuyên. Tạo điểm thu hút, giới thiệu và quảng bá văn hóa cồng chiêng Gia Lai.
Hoạt động biểu diễn cồng chiêng được tổ chức vào mỗi tối thứ bảy hằng tuần tại quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku.
Chương trình thuộc đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2025, được ngân sách nhà nước bảo đảm và từ nguồn huy động hợp pháp khác từ năm 2023.
Dừng biểu diễn cồng chiêng vì chưa có tiền, tỉnh nói ngân sách đảm bảo, yêu cầu báo cáo
Ngày 12-3, UBND tỉnh Gia Lai đã yêu cầu các cơ quan liên quan báo cáo thông tin tạm dừng hoạt động biểu diễn cồng chiêng cuối tuần.
Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.
Trường Quản trị và Kinh doanh tiền thân là khoa quản trị và kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội, ra đời năm 1995, là mô hình đại học công lập tự chủ đầu tiên của Việt Nam.
30 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của quan hệ Việt - Mỹ. Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành chỉ thị về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026. Các chuyên gia nói gì?
Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.