COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc

Admin

Trước nguy cơ gia tăng bệnh truyền nhiễm COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc đẩy mạnh phòng chống dịch, mở đợt cao điểm phòng chống dịch trong tháng 6 và tháng 7.

COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại một điểm tiêm chủng ở quận Phú Nhuận - Ảnh tư liệu: DUYÊN PHAN

Theo Bộ Y tế, trên thế giới tình hình bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều bệnh có xu hướng gia tăng số người mắc tại nhiều quốc gia, trong đó có bệnh COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc - Ảnh 2.Có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19, cần test nhanh không?ĐỌC NGAY

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, các tỉnh triển khai tới chính quyền cấp xã, tới từng tổ dân phố loại bỏ, lật úp các vật dụng chứa nước không cần thiết, đậy nắp, kiểm tra các bể, dụng cụ chứa nước sạch nhằm diệt lăng quăng, bọ gậy...

Với bệnh tay chân miệng cần hướng dẫn các hộ gia đình, cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ nhỏ.

Đồng thời, tuyên truyền tới từng hộ gia đình việc sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người khi không cần thiết để phòng chống bệnh COVID-19.

UBND các tỉnh chỉ đạo sở y tế tăng cường phối hợp giữa hệ thống y tế dự phòng và điều trị trong việc cập nhật số liệu giám sát bệnh truyền nhiễm, giám sát viêm phổi nặng do vi rút, cung cấp kịp thời thông tin các ca bệnh truyền nhiễm, những dấu hiệu bất thường của dịch bệnh.

Qua đó, phát hiện sớm sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19…

Các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

Sở tài chính các địa phương cũng cần cấp và bổ sung kinh phí kịp thời để chủ động triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19 và các dịch bệnh có thể xảy ra trong điều kiện mưa lũ, ngập lụt.

Bộ cũng yêu cầu tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố.

Các biện pháp phòng, chống COVID-19

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân chủ động phòng, chống dịch, nhưng không nên quá hoang mang. Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.

2. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).

3. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.

5. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.

COVID-19, sốt xuất huyết gia tăng, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc - Ảnh 2.TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Kết quả giải trình tự gene của một số bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM có 83% mẫu là biến chủng NB.1.8.1 đang lưu hành tại nhiều nước.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề