Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Mục lục
Thông tin mã số thuế, số giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đều "đang cập nhật"
Tìm qua hệ thống tra cứu, phát hiện ngay nếu tra mãi không ra
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đăng tải hướng dẫn lưu ý trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó có hướng dẫn tra cứu thông tin sản phẩm trên các website của Bộ Y tế.
Thực phẩm
Một sản phẩm tại nhà thuốc uy tín đã được cấp giấy số đăng ký nhưng cũng không tra được thông tin
Trong mục thông tin sản phẩm ngoài tên công ty, số đăng ký, tên sản phẩm thì các thông tin như mã số thuế, số giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đều ở trạng thái "đang cập nhật".
Thử tra cứu một sản phẩm bảo vệ sức khỏe đang được bán tại chuỗi nhà thuốc có uy tín, dù đã điền cả thông tin công ty, số tiếp nhận đăng ký… nhưng đều không nhận được thông tin về sản phẩm.
Bên cạnh đó, người dân hiện nay chưa thường xuyên thực hiện tra cứu thông tin trên dịch vụ công nên việc tra cứu càng không dễ dàng.
Đọc kỹ nhãn dán
Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng hướng dẫn người dân kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ (đối với sản phẩm nhập khẩu) đảm bảo có đầy đủ các thông tin:
- Tên sản phẩm;
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng;
- Thành phần, thành phần định lượng;
- Định lượng;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
- Khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
- Ghi cụm từ: "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe";
- Ghi cụm từ: "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh".
- Số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có).
- Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và cơ sở sản xuất sản phẩm.
Về dấu hiệu nhận biết quảng cáo vi phạm quy định, Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn người tiêu dùng khi xem quảng cáo trên mạng xã hội cần lưu ý tất cả thực phẩm bảo vệ sức khỏe không thể thay thế thuốc điều trị bệnh.
Những quảng cáo như uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đó sẽ khỏi bệnh; hoặc có hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế giới thiệu về sản phẩm, không có dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" là những nội dung quảng cáo vi phạm.
Người dân tuyệt đối không nghe theo quảng cáo để mua và sử dụng.
Bộ Y tế: Bác sĩ, dược sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Chiều 17-4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phát đi thông báo đề nghị các bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng.
Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bình Thuận đồng loạt triển khai kiểm tra quán bar Paris Night Club, phường Phú Thủy, TP Phan Thiết trong đêm 1-5 và phát hiện nhiều dấu hiệu liên quan đến ma túy.
TPO - Một người đàn ông trong lúc đi nhặt phế liệu phát hiện trong túi rác có nhẫn vàng có giá trị lớn nên đã mang đến trụ sở công an nhờ tìm chủ nhân chiếc nhẫn.
TPO - Cơ quan khí tượng dự báo trong tuần đầu tháng 5, nắng nóng ở khu vực TPHCM có xu hướng giảm, mưa lớn có xu hướng gia tăng. Một số khu vực trung tâm TPHCM có khả năng ngập cục bộ do mưa lớn vào chiều tối.
TPO - Người Hà Nội thảnh thơi ngắm hoàng hôn trong kì nghỉ lễ; Con đường kỳ lạ trắng xóa, nơi tài xế bị 'cấm' thắt dây an toàn khi lái xe; Biển Đà Nẵng đông kỷ lục trong kỳ nghỉ lễ 30/4 … là những thông tin đời sống xã hội đáng chú ý có trong chương trình.
(Chinhphu.vn) – Gần đây, trên mạng xã hội có đăng tải clip và hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai để chất thải y tế độc hại ra môi trường. Ngày 28/4, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khẳng định, thông tin hoàn toàn bịa đặt. Các đối tượng đã lấy thông tin xảy ra từ năm 2016 để đăng tải lại, các cá nhân vi phạm khi đó cũng đã bị xử phạt.
TPO - Trong năm nay, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khó lường. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận cao. Có mấy yếu tố chính tác động đến lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm 2025, bao gồm: Tín dụng, chất lượng tài sản, tối ưu hóa chi phí.