Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định áp thuế quan là cơn địa chấn đối với kinh tế thế giới và hệ lụy của nó vượt xa những tác động kinh tế thông thường.
Mục lục
Nhiều doanh nghiệp dệt may tìm cách xoay xở, ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Trong lịch sử Trung Quốc trả đũa, áp thuế bổ sung 84% đối với hàng MỹHậu trường quyết định áp thuế đối ứng: Ông Trump không nao núng dù thế giới chao đảoMỹ áp thuế 46%: Doanh nghiệp chuyển hướng, tính kế tìm đến 'gã khổng lồ' mới Ấn Độ, Trung Đông...
Nhưng từ bài học về tính bất định, bất ngờ trong việc ra quyết định của chính quyền Trump, đại đa số các nước vẫn đang tìm hiểu, thăm dò chiều hướng chính sách sắp tới của Mỹ và không muốn đưa ra các quyết định vội vàng.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế thị trường trở thành mô hình kinh tế toàn cầu nhưng từ đó đến nay chưa có cuộc chiến tranh thuế quan nào có quy mô như hiện nay.
Cùng với bài học về tính bất định, khó lường của chính quyền của Tổng thống Trump càng cho thấy khó dự báo được chiều hướng vận động của tình hình.
Do đó liệu cuộc chiến tranh thuế quan này sẽ đi xa tới đâu và hệ lụy nặng nề như thế nào có lẽ vượt ra ngoài khả năng dự báo, ngay cả với những người trong cuộc.
Tuy nhiên có thể khẳng định được là sau cuộc chiến tranh thuế quan này, kinh tế thế giới sẽ không còn vận hành như trước.
Nền kinh tế mở với toàn cầu hóa và thương mại tự do sẽ thu hẹp lại dù có thể sẽ không "chết" như lời Thủ tướng Anh Starmer.
Tính chất rủi ro gia tăng hơn, theo đó tần suất các "cú sốc kinh tế" và các biện pháp trả đũa lẫn nhau giữa các nước sẽ trở nên thường xuyên hơn. Kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ "phân tách" thành những chuỗi sản xuất riêng rẽ, tách biệt với nhau.
Và nhất là kết cục mà nhiều người lo ngại là một cuộc chiến tranh kinh tế giữa hai siêu cường sẽ nổ ra, trong đó các nền kinh tế nhỏ dù không muốn cũng sẽ bị cuốn vào.
Sau tất cả, cũng giống như các cuộc chiến tranh khác, sẽ đến thời điểm cuộc chiến tranh thuế quan này sẽ tìm được điểm cân bằng mới và một cục diện thương mại mới sẽ hình thành.
Sẽ có quốc gia được hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan này, nhưng cũng sẽ có quốc gia khác phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn.
Ngay cả với nước Mỹ, liệu có thể thành công trong việc thúc đẩy kinh tế nội địa với chính sách thuế quan này như Nhật Bản, Hàn Quốc và các con rồng, con hổ châu Á hay sẽ đi vào vết xe đổ thất bại của Ấn Độ và các nước Mỹ Latin trước đây?
Và cuối cùng kéo theo đó là liệu một trật tự kinh tế mới có hình thành hay không vẫn là điều còn bỏ ngỏ.
Lịch sử thế giới đã cho thấy mọi sự chuyển giao quyền lực giữa các nước đều xuất phát từ sự thay đổi sức mạnh kinh tế giữa cường quốc tại vị và cường quốc đang nổi lên.
Cách đây đúng một thế kỷ, Mỹ đã vươn lên thay thế đế chế Anh để trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới và từ đó vươn lên trở thành siêu cường như ngày nay. Trong cuộc chiến thuế quan này, sự va chạm giữa hai cường quốc sẽ là điều phải quan sát.
Mỹ hoãn áp thuế, chứng khoán Việt Nam tăng 'đỉnh nóc, kịch trần'
Thị trường chứng khoán Việt Nam sáng nay (10-4) mở cửa tràn đầy hứng khởi với loạt mã tím trần sau tin Mỹ hoãn áp thuế đối ứng, hai nước thống nhất khởi động đàm phán.
Dù nhà trường nói đây là hình thức tự nguyện, nhiều học sinh cho biết nếu không có “giấy vào cổng”, các em sẽ không được xem chương trình văn nghệ do bạn bè và chính học sinh trong trường biểu diễn.
TPO - Các cơ quan, đơn vị, tổ chức tiếp tục sử dụng con dấu HĐND, UBND của một trong những đơn vị hành chính cấp xã, con dấu của tổ chức, doanh nghiệp... trước khi sắp xếp; chỉ khắc, đổi con dấu mới sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Bạn có chắc thực phẩm mình đang ăn là sạch và bền vững? Bạn có biết để sản xuất ra một miếng thịt, hành tinh phải trả giá bằng bao nhiêu khí thải và tài nguyên? Liệu có cách nào để tạo ra protein mà không hủy hoại môi trường? Yeast Era đang mở ra một hướng đi mới – sản xuất đạm sinh học từ tinh bột bằng công nghệ lên men – xanh hơn, sạch hơn, và an toàn tuyệt đối. Bạn đã từng nghe tới công nghệ này chưa?
Nhiều gia đình khó khăn ở các xã vùng sâu xa của tỉnh Đắk Lắk có con bị bại não đã được các bác sĩ thăm khám, điều trị và tư vấn chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí. Ngoài ra, đơn vị tặng các suất quà cho các bé tham gia.
Mới đây, quyết định hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh với trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Bắc Giang, đã tạo ra một luồng gió mới cho thị trường bất động sản khu vực. Không chỉ thay đổi về địa giới hành chính, điều này còn mở ra những cơ hội bứt phá cho kinh tế - xã hội toàn vùng, đặc biệt là thị trường bất động sản trung tâm thành phố.
TPO - Ông Lê Văn Thái - Hiệu trưởng Trường THPT Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị kỷ luật cảnh cáo do hàng loạt vi phạm. Trước đó, ông Thái bị tố chuyên quyền, thiếu dân chủ...
TPO - Trong thế giới thể thao vốn đầy khốc liệt và cạnh tranh, không phải ai cũng có thể giữ được đỉnh cao phong độ trong suốt hơn một thập kỷ. Nhưng Rory McIlroy - chàng trai đến từ Bắc Ireland - không chỉ duy trì đẳng cấp ấy, mà còn trở thành biểu tượng sống cho đam mê, nghị lực và lòng kiên định. Một con người dám đối diện với thất bại, dám mơ ước và kiên trì theo đuổi giấc mơ đến tận cùng.
TPO - Theo lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội, trong gần 600 loại sữa giả cơ quan công an thông tin, qua rà soát có 71 sản phẩm được đăng ký công bố tại Hà Nội. Chi cục này từng kiểm tra các mẫu của Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group nhưng chưa phát hiện vi phạm.
TPO - Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết có hơn 1.000 học sinh, sinh viên liên quan vụ án Phó Đức Nam (còn gọi là Mr Pips). Những người này sẽ bị xử lý nghiêm vì biết là lừa đảo nhưng vẫn tham gia.