
Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan (bìa trái) - Ảnh: ĐẬU DUNG
Ông Loan kể tại cuộc tọa đàm và ra mắt cuốn sách
Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan (bìa trái) - Ảnh: ĐẬU DUNG
Ông Loan kể tại cuộc tọa đàm và ra mắt cuốn sách
Tư liệu về ả đào được trưng bày tại cuộc tọa đàm - Ảnh: ĐẬU DUNG
Cuộc điền dã "không biết buồn hay vui"
Cuộc điền dã diễn ra trong sáu tháng trên phạm vi toàn quốc với nhiều khó khăn để chứng minh ca trù là kiệt tác.
"Khó khăn nhất là khi mang từ ca trù đi hỏi, tất cả cán bộ văn hóa ở các xã, huyện không ai biết. Nhưng khi hỏi ở đây có cụ nào ngày xưa hát cô đầu không thì họ gật đầu có nhiều lắm", ông nhớ lại.
Cuốn sách là kết quả suốt chín năm nghiên cứu của tác giả Bùi Trọng Hiền - Ảnh: ĐẬU DUNG
Khi đoàn tìm đến các cụ hát cô đầu, chẳng hạn có hai cụ ở Thanh Hóa, họ gạt đi "thôi, tôi sợ lắm", "tôi khổ tâm lắm" vì ký ức các Google tôn vinh ca trù để khuyến khích giới trẻ quan tâm văn hóa truyền thốngĐỌC NGAY
Ả đào từng có một giai đoạn phát triển rực rỡ, phủ khắp miền Bắc, vào cả Thanh - Nghệ - Tĩnh. Sang nửa sau thế kỷ 20, "cuộc chơi nghệ thuật nghìn năm tuổi chấm dứt", ả đào dần biến mất khỏi đời sống xã hội.
Tháng 4-1976, GS Trần Văn Khê về nước thu âm giọng hát bà Quách Thị Hồ để UNESCO in đĩa nhựa. Bùi Trọng Hiền gọi đây là một "buổi thu mang tính lịch sử".
Năm 1983, bài Tỳ bà hành (dài 35 phút, là bài hát dài nhất thế giới) trong đĩa này được bình chọn là một trong chín tiết mục xuất sắc nhất ở Diễn đàn Âm nhạc châu Á tại Bình Nhưỡng (Triều Tiên).
Với cuốn sách này, Bùi Trọng Hiền muốn lôi những mảnh vụn còn sót lại của ả đào ra ánh sáng khoa học.