Cuồng ghen, có yêu mới có ghen?

Admin

Cuồng ghen chỉ chuốc lấy mệt mỏi, oán giận, phiền hà nhưng người ta lại nói có yêu mới có ghen.

Cuồng ghen coi chừng là bệnh lý tâm thần, cần học cách ứng xử trong tình yêu, hôn nhân - Ảnh 1.

Một số người đã bộc lộ thói cuồng ghen khi người yêu, bạn đời giao lưu, hội họp bên ngoài - Ảnh: YẾN TRINH

Loạt bài "Cuồng ghen, có yêu mới có ghen? - Ảnh 2.Cuồng ghen coi chừng là bệnh lý tâm thần! - Ảnh 3.Mất con vì cha ghen tuông mù quángĐỌC NGAY

Bạn đọc Vũ A Na cho rằng: "Nếu chồng mình có xấu xa thì mình cũng có trách nhiệm vì chính mình lựa chọn người đó chứ không phải ai khác.

Vậy sao cưới nhau về thì lấy đủ thứ lý do để chia tay, cứ nói chồng mình xấu xa, hay ghen đủ kiểu".

"Ai cũng đòi lấy vợ lấy chồng cho bằng được. Nhưng khi lấy rồi lại không biết ứng xử, xử lý hôn nhân với người bạn đời của mình, gây nhiều hệ lụy. Con trẻ trầm cảm, thấy buồn lòng khi cha mẹ ly hôn.

Đề nghị trước khi cấp giấy đăng ký kết hôn cần phải tốt nghiệp khóa học về hôn nhân để biết cách hành xử qua lời nói và hành động", bạn đọc Lựu góp lời.

"Suy nghĩ yêu rồi chiếm hữu, giám sát, tưởng rằng giữ được người yêu nhưng thực chất chỉ làm cho nhau khổ sở mà thôi", bạn đọc Bạch Long nói.

Cũng có nhiều trường hợp, các ông chồng có "độc chiêu" riêng để giảm bớt xung đột trong gia đình do ghen tuông. Như bạn đọc thie****@gmail.com chia sẻ, không hề có chút ghen tuông nào với vợ.

Bạn đọc này kể: "Bả về quê họp lớp, về kể gặp người đàn ông nào đó ngày trẻ có ý muốn cưới bả. Tôi ừ hử cho qua, kể vài lần, tôi kệ. Từ đó bả không về họp lớp nữa. 

Tôi không biết bạn của vợ là ai. Vợ muốn gặp ai, nói chuyện gì thì tùy. Vợ kể, họ hỏi chồng không ghen à? Vợ nói, ông ấy đứt dây thần kinh ghen rồi".

Cũng theo bạn đọc này, thứ gì của mình sẽ mãi là của mình. Con cua trong giỏ sẽ tìm mọi cách để thoát, thò tay vào nó kẹp, nhốt kỹ nó sẽ chết. Con chim bồ câu tung bay tự do nhưng hết ngày, con chim ấy vẫn về tổ của mình.

Có thể thấy có nhiều cách để "cai" chứng cuồng ghen, chỉ cần ta dẹp bớt cái tôi ích kỷ và sự nghi ngờ vô căn cứ.

Cha mẹ ghen tuông, con trẻ dễ tổn thương

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm (Trung tâm Đào tạo ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt), một người gặp những biến cố từ nhỏ, gây sang chấn tâm lý như ba hoặc mẹ ghen tuông nhau trong quá khứ nên đứa trẻ đó dễ bị tổn thương.

Lớn lên, đứa trẻ dễ nghi ngờ, mất niềm tin vào những mối quan hệ.

Hoặc họ bị sang chấn sau khi người yêu phản bội, niềm tin cốt lõi bị lệch lạc và nhìn đâu cũng thấy dấu hiệu để ghen. Họ có những hành xử kỳ lạ, mất niềm tin vào tình yêu, hôn nhân.

Tuy nhiên, tùy ngưỡng chịu đựng, sức mạnh tinh thần của mỗi người mà họ sẽ vượt qua những sang chấn đó hoặc đắm chìm trong lối ghen tuông vô cớ, ảnh hưởng chất lượng mối quan hệ, chất lượng cuộc sống.

Biểu hiện của cuồng ghen là mất kiểm soát cảm xúc và hành vi, thậm chí có những hành động đánh đập hoặc đay nghiến bằng lời nói, làm nửa kia tổn thương sâu sắc.

Thậm chí họ còn ráp nối, tưởng tượng sự việc theo ý họ.

Đó sâu xa là biểu hiện của bệnh lý tâm thần. Khi có những dấu hiệu hành vi rối loạn, người trong cuộc nên tìm đến những biện pháp trị liệu, tham vấn tâm lý… để cứu lấy cuộc sống của chính mình.

Cuồng ghen coi chừng là bệnh lý tâm thần, cần học cách ứng xử trong tình yêu, hôn nhân - Ảnh 2.Cuồng ghen - yêu thương hay hành hạ nhau? - Kỳ cuối: Làm sao giảm thói ghen tuông vô cớ?

Kiểm soát, ghen tuông vô cớ phần lớn xuất phát từ sự không tin tưởng, tự suy tự diễn và phần nào có nguyên nhân từ sự ích kỷ, gia trưởng.