Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về việc chuyển tiếp áp dụng một số
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn. Ảnh: Như Ý
Ông khẳng định, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, phường là một chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước, chắc chắn sẽ tạo ra đột phá mới cho phát triển đất nước trong giai đoạn sắp tới. Bởi khi đó, cấp xã, phường sẽ tinh gọn hơn, năng động hơn và giải quyết được nhiều việc hơn.
Về vấn đề cán bộ, ông Bùi Hoài Sơn đặt vấn đề cần được quan tâm: Liệu chúng ta có thể nghĩ đến việc bí thư các xã, phường đồng thời kiêm nhiệm chức chủ tịch xã, phường hay không?
Theo đại biểu đoàn Hà Nội, nếu bí thư đồng thời là chủ tịch cấp xã, phường, thì tính quyết liệt, quyết đoán và khả năng thông qua các quyết sách sẽ tốt hơn. Còn nếu chúng ta lo lắng về sự độc đoán trong vấn đề này, chúng ta vẫn còn có hội đồng nhân dân cùng các cơ chế kiểm soát khác.
“Tôi nghĩ rằng, nếu chúng ta trao quyền cho một người vừa là bí thư đảng ủy vừa là chủ tịch UBND cấp xã, phường, có thể là một giải pháp tốt có thể tham khảo”, ông Sơn cho hay.
Một số chính sách đặc thù đã được luật hóa
Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cũng quan tâm đến việc chuyển tiếp cơ chế đặc thù với 6 tỉnh, thành phố theo đề xuất của Chính phủ.
Đồng tình về mặt chủ trương, nhưng bà Thủy băn khoăn, khi trong cả tờ trình và báo cáo thẩm tra, việc nhìn nhận, đánh giá về các nội dung còn đơn giản. Đối chiếu lại các nghị quyết của Quốc hội, đại biểu cho rằng, có nhiều chính sách đã được luật hóa với những cơ chế còn thuận lợi hơn, phù hợp hơn.
“Vậy chúng ta có tiếp tục thực hiện kéo dài thí điểm ở những tỉnh, thành phố này nữa không?”, bà Thủy nêu vấn đề.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy. Ảnh: Như Ý |
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp ví dụ, đối với việc quản lý về quy hoạch đô thị, năm 2024, Quốc hội đã thông qua