Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai?

Admin

Vụ luận án tiến sĩ bị tố đạo văn, Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định’, phải chuyển Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý, phải chăng đại học này dồn trách nhiệm lên bộ?

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai? - Ảnh 1.

Bản luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lê Thị An Hòa đã hoàn chỉnh và nộp lưu chiểu từ năm 2018 - Ảnh tư liệu

Mới đây, sau khi công bố kết luận vụ Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai? - Ảnh 2.Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai? - Ảnh 3.Đại học Huế có kết luận vụ luận án tiến sĩ của trưởng phòng nghiên cứu khoa học bị tố đạo vănĐỌC NGAY

Theo kết luận: Nội dung tố cáo luận án tiến sĩ có đạo văn là tố cáo đúng. Lỗi đạo văn được xác định là 12 trang (căn cứ quy định tại khoản 6 điều 3 quyết định số 1860/QĐ-ĐHH ngày 30-11-2023 của giám đốc Đại học Huế quy định liêm chính học thuật trong đào tạo trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ tại Đại học Huế).

Ngoài ra, luận án có sai về sử liệu.

Nhận định về kết luận trên, ông Trịnh Quốc Trung cho biết: "Quy định liêm chính học thuật năm 2023 của Đại học Huế có nêu ‘Trường hợp có đơn thư khiếu nại/tố cáo về vi phạm liêm chính học thuật đối với các sản phẩm học thuật đã công bố của cựu người học tại các đơn vị đào tạo thành viên’.

Tức quy định này được áp dụng trở về trước với những công bố trong phạm vi Đại học Huế.

Do vậy việc căn cứ quy định này để xác minh nội dung luận án là phù hợp. Nhưng trong trường hợp này Đại học Huế mới chỉ làm động tác kiểm tra đạo văn, chưa thực sự thẩm định luận án. Họ đã chuyển kết quả xác minh tố cáo lên Bộ Giáo dục và Đào tạo và kiến nghị bộ trưởng thành lập hội đồng thẩm định nội dung luận án để giải quyết theo thẩm quyền của bộ, là đúng quy chế".

Ai có thẩm quyền thu hồi bằng tiến sĩ?

Tuy nhiên, kết luận trên có nêu căn cứ thông tư 18/2021 (Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021). Việc này theo chuyên gia là không đúng vì trường hợp bà Hòa không áp dụng quy chế này.

Liên quan việc giám đốc Đại học Huế đề nghị tác giả luận án "chỉnh sửa những nội dung đã được chỉ ra trong kết luận nội dung tố cáo và nộp lưu chiểu theo quy định hiện hành", lãnh đạo phòng đào tạo sau đại học một trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá: "Về nguyên tắc là không được vì luận án đã được công bố và nộp lưu chiểu. Chỉ sau khi có kết luận của bộ thì mới được làm ý đó, nếu được cho phép".

Theo thông tư 05/2012, đối với luận án đạt yêu cầu khi thẩm định nhưng có ý kiến của người thẩm định độc lập hoặc của hội đồng thẩm định yêu cầu phải sửa chữa, thì hội đồng đánh giá luận án cấp trường hoặc viện cùng với người hướng dẫn và nghiên cứu sinh xem xét và quyết định các điểm cần bổ sung chỉnh sửa.

Sau khi nghiên cứu sinh hoàn thành việc sửa chữa, chủ tịch hội đồng đánh giá luận án cấp trường kiểm tra và xác nhận chi tiết những nội dung đã bổ sung chỉnh sửa, báo cáo thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh theo các yêu cầu quy định.

Về việc giám đốc Đại học Huế cho rằng "Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có quyền thu hồi luận án tiến sĩ đạo văn", quy chế quy định đối với luận án không đạt yêu cầu thẩm định, trường hợp đã cấp bằng tiến sĩ sẽ được xem xét xử lý theo pháp luật hiện hành đối với văn bằng đã cấp.

"Như vậy, nếu hội đồng thẩm định kết luận luận án không đạt thì Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ yêu cầu cơ sở đào tạo, nơi đã cấp bằng tiến sĩ thu hồi văn bằng đã cấp cho người học", một chuyên gia cho biết thêm.

Đại học Huế nói ‘không có quyền thẩm định luận án tiến sĩ đạo văn’ đúng hay sai? - Ảnh 4.Luận án tiến sĩ đã nộp lưu chiểu từ 6 năm trước, có được rút ra để chỉnh sửa?

Câu chuyện “luận án tiến sĩ đạo văn” đang nóng trở lại, khi Đại học Huế công bố kết quả xác minh nội dung tố cáo. Dù kết quả đã xác minh “có đạo văn”, lại bày ra rất nhiều thắc mắc, thậm chí bức xúc của dư luận.