Đại tướng Phan Văn Giang đã phân tích tình hình thế giới, khu vực và sự cạnh tranh giữa các nước lớn, cũng như việc hình thành các tổ chức đa cực, đa trung tâm. Bên cạnh đó, các cuộc xung đột gần đây và sự gia tăng ngân sách quốc phòng của các nước… đang đặt ra cho Quân đội rất nhiều nhiệm vụ xen lẫn thời cơ, thách thức.
Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ T.Ư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Nguyễn Minh |
Theo Đại tướng Phan Văn Giang, Quân đội đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và được nhân dân tin tưởng, yêu quý. Việt Nam vẫn xác định phương châm
Tên lửa S-75M3 của Quân chủng Phòng không - Không quân rời bệ phóng tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc diễn tập, tháng 10/2024. Ảnh: Nguyễn Minh
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương đã chấp hành nghiêm Nghị quyết số 44 của Hội nghị Trung ương 8 (Khóa 13) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Cùng với đó, Bộ Chính trị đã có 4 lần ra Nghị quyết chỉ đạo về lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và trong 10 năm trở lại đây, Quân đội đã quyết liệt thực hiện bằng việc thu hút nhân tài phục vụ trong lĩnh vực này.
“Về tổ chức Quân đội, thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, đến nay đã giải thể, điều chỉnh, sáp nhập, thành lập mới trên 3.000 tổ chức. Trong năm 2024 là gần 1.100 tổ chức. Tháng 2/2025 sẽ sáp nhập hai Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật là hoàn thành cơ bản việc tinh, gọn, mạnh trong năm 2025. Cục Quân huấn và Cục Nhà trường cũng sẽ sáp nhập làm một”, Đại tướng Phan Văn Giang thông tin.
Bên cạnh đó, việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh cũng được quan tâm đẩy mạnh; thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng an ninh cho các đối tượng; phát triển lực lượng dân quân tự vệ và thành lập các chốt dân quân thường trực trên biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc bờ cõi của đất nước.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 1 Hải quân luôn quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc. Ảnh: Nguyễn Minh |
Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết thêm, trong năm 2024, Quân đội đã tổ chức các hoạt động đối ngoại, giao lưu quốc phòng hiệu quả với các nước có chung đường biên giới và nhiều nước khác; chủ quyền ở Biển Đông được giữ vững.
Công tác hậu cần - kỹ thuật được đảm bảo về số lượng, chất lượng, mức độ an toàn. Việt Nam đã cơ bản sản xuất được các loại vật tư quốc phòng, thậm chí sửa chữa được cả máy bay hiện đại và sản xuất được radar hiện đại; trình độ, năng lực của cán bộ, chiến sĩ ngày một nâng cao và luôn nỗ lực hết mình trong thực hiện các nhiệm vụ.
Thông tin về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 sẽ khai mạc vào ngày 19/12, Đại tướng Phan Văn Giang cho biết, so với triển lãm lần thứ nhất, triển lãm lần này có số gian hàng nhiều gấp đôi với hơn 440 gian hàng. Các nước có nền kinh tế lớn nhất và có tiềm lực quân sự nhất đều có gian hàng tại triển lãm, trong đó Mỹ đưa cả máy bay vận tải sang tham gia. Đây là cơ hội để Việt Nam nắm bắt thời cơ khi tiếp cận các tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn trên thế giới như Boeing, Airbus, Lockheed Martin, Rafael, Sukhoi.