
Đào Hữu Quý luôn cố gắng mặc áo dài trong các clip về Huế
Bằng chất giọng "rặt" Huế,
Đào Hữu Quý luôn cố gắng mặc áo dài trong các clip về Huế
Bằng chất giọng "rặt" Huế,
Đào Hữu Quý nặn tượng ông Công ông Táo ở làng Địa Linh - Ảnh: NVCC
Quý kể khi càng tìm hiểu sâu về văn hóa Huế thì càng nhận ra kiến thức của mình chỉ như một hạt cát giữa sa mạc.
Bởi văn hóa Huế chia ra nhiều thể loại như dân gian, quý tộc, quan lại hay cung đình. Mỗi loại lại có màu sắc, đặc trưng riêng.
Xét về ẩm thực, ở Huế có khoảng 120 loại bánh. Có một số loại bánh như bánh bó mứt, bánh tế điều, bánh gối, bánh măng, bánh mận... không còn được nhiều người biết đến.
Số người am hiểu và còn làm được bánh chuẩn Huế thực sự hiếm.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Quý nói hiện tại có một số loại bánh truyền thống của Huế đang dần mai một và đôi khi có tiền cũng không thể ăn được nữa.
Trong hầu hết các video trên kênh TikTok của Quý, anh đều mặc áo dài. "Thực ra với những clip đầu tiên thì tôi không mặc áo dài. Nhưng tôi càng làm thì lại càng thêm yêu quê hương mình hơn, mà áo dài lại là quốc phục của nước ta.
Tôi muốn thể hiện bản sắc, đặc trưng của mình. Khi người nước ngoài xem các video của tôi họ sẽ nhận ra đây là người Việt đang mặc áo dài Việt để quảng bá
Đào Hữu Quý nặn tượng ông Công ông Táo ở làng Địa Linh - Ảnh: NVCC
Nếu không còn con ve ve và trống lắc
Trong hành trình tìm hiểu về văn hóa quê hương, trăn trở lớn nhất của Quý là những làng nghề truyền thống ở Huế đang mai một dần bởi không có hậu duệ kế thừa.
Anh đoán lý do lớn nhất khiến những người này không chọn đi theo nghiệp gia đình là vì điều kiện, quá trình sản xuất khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức nhưng đầu ra không có, thu nhập không cao.
Quý kể với Tuổi Trẻ trải nghiệm khi đến thăm và quay video về làng nghề Địa Linh, chuyên nặn tượng ông Công ông Táo:
"Làng nghề có tầm 20 hộ dân nhưng bây chừ chỉ còn khoảng 4 nhà duy trì nghề này. Một mẻ gốm làm mất một tuần.
Bỏ gốm vô lò, lỡ có nứt thì chỉ có bỏ đi. Khi bán ra ngoài với giá sỉ chỉ thu về khoảng 5.000 đồng một tượng.
Trải nghiệm những công việc ni, tôi nghĩ những người vẫn một lòng giữ làng nghề phải thực sự yêu công việc của họ lắm thì mới kiên nhẫn và chịu cực được như rứa".
Nhiều người bình luận hỏi mua tượng ông Công ông Táo dưới video của Hữu Quý từ làng nghề Địa Linh, anh nói anh chỉ chia sẻ về nghề chứ không làm kinh doanh.
Một số người cảm thán: "Xem mà mình muốn khóc vì có những gia đình vẫn cố gắng để giữ nghề truyền thống ngày xưa của cha ông"...
Hay với video mệ Chiều làm con ve ve và trống lắc cũng để lại cho Quý nhiều suy nghĩ. Anh nói cứ mỗi lần anh gặp mệ thì mệ lại đang dần già yếu đi.
"Tôi trộm nghĩ nếu một ngày đi qua cầu Trường Tiền không còn nghe những âm thanh quen thuộc từ con ve ve hay trống lắc thì biết rằng lại có thêm một nét văn hóa nữa của thế hệ trước đã mất đi" - Quý tâm sự.
Và đó cũng là lý do lớn nhất để Quý duy trì và phát triển kênh TikTok của mình đến hôm nay.
Đào Hữu Quý (31 tuổi) hiện đang là nhà sáng tạo nội dung số về văn hóa Huế trên mạng xã hội TikTok. Các video của anh chuyên ghi lại những nét đẹp ẩm thực, làng nghề truyền thống hoặc những giá trị văn hóa mới lạ của Huế.
Quý còn ấp ủ thực hiện dự án Trà và Bánh, kết hợp với các nghệ nhân để làm thành một khu vực trải nghiệm tại Huế. Khách có thể uống trà, thưởng thức các loại bánh cung đình, thậm chí có thể học làm bánh.