Đề xuất giao quyền tuyển dụng, điều động giáo viên về Sở Giáo dục và Đào tạo

Admin

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM bày tỏ lo ngại có nhiều vướng mắc nếu giao cấp xã thực hiện tuyển dụng giáo viên, điều động cán bộ quản lý.

điều động giáo viên - Ảnh 1.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - Ảnh: NAM TRẦN

Ngày 17-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo tham vấn chuyên môn về một số nội dung hướng dẫn thi hành Đề xuất giao quyền tuyển dụng, điều động giáo viên về Sở Giáo dục và Đào tạo - Ảnh 2.Đề xuất tăng lương gấp đôi, gấp ba cho giáo viênĐỌC NGAY

Về việc tuyển dụng viên chức giáo viên, theo ông, trong thời gian đầu thực hiện chính quyền địa phương hai cấp, có nhiều xã/phường không có công chức trong ngành giáo dục, phòng văn hóa xã hội của xã/phường cũng không có công chức trong ngành giáo dục. 

Do vậy nếu giao việc bổ nhiệm, tuyển dụng giáo viên cho cấp xã sẽ rất khó khăn.

Tương tự, ông Đinh Ngọc Sơn, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, cho biết khi chuyển sang chính quyền hai cấp, tỉnh Quảng Ninh cũng gặp khó khăn trong việc điều động, luân chuyển giáo viên.

Bên cạnh đó theo ông Sơn, tỉnh Quảng Ninh khi thực hiện chính quyền địa phương hai cấp có 54 đơn vị cấp xã mới, nhưng quá một nửa phòng văn hóa xã hội của các xã không có người thuộc về lĩnh vực giáo dục để tham mưu ý kiến về giáo dục trên địa bàn.

Từ những vướng mắc trên, ông Nguyễn Văn Phong đề xuất hai nội dung:

Thứ nhất, với công tác bổ nhiệm, đối với các trường trực thuộc UBND cấp xã do chủ tịch UBND cấp xã bổ nhiệm nhưng phải có ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo. Sở Giáo dục và Đào tạo có thể tham gia điều động viên chức quản lý theo liên khu, liên phường, tạo điều kiện thuận lợi cho các xã, phường có ít đơn vị trường học.

Thứ hai, trong công tác tuyển dụng, theo ông nên giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tuyển dụng vào ngành. Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tuyển dụng hoặc có văn bản bàn giao, giao quyền tuyển dụng trực tiếp cho thủ trưởng các đơn vị trường học có đủ điều kiện tuyển dụng.

"Khi Sở Giáo dục và Đào tạo được giao quyền tuyển dụng, sở sẽ tổ chức tập huấn cho các đơn vị, phê duyệt kế hoạch tuyển dụng, công nhận kết quả, giám sát quy trình tuyển dụng của các đơn vị đúng quy định của Chính phủ", ông nói.

Theo quy định của Luật Nhà giáo, người đứng đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập không phân biệt mức độ được giao quyền tự chủ, đều có quyền chủ động trong công tác tuyển dụng nhà giáo.

Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng thông tư quy định thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm mon, phổ thông, giáo dục thường xuyên, trình Chính phủ trong tháng 11-2025.

Đề xuất giao quyền tuyển dụng, điều động giáo viên về Sở Giáo dục và Đào tạo - Ảnh 2.Cả nước thiếu gần 120.000 giáo viên: Gỡ ngay nút thắt tuyển dụng

Tính đến tháng 5-2025, cả nước vẫn thiếu gần 120.000 giáo viên các cấp, trong đó có gần 45.000 giáo viên mầm non. Đặc biệt, trong số 66.000 chỉ tiêu biên chế được giao, các địa phương mới chỉ tuyển được gần 6.000 giáo viên trong suốt ba năm qua.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề