Phần lớn hàng ngoại trên sàn có thể "né" thuế
Theo dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
Theo VCCI, quy định ngưỡng 1 triệu đồng trở lên mới bị đánh thuế đồng nghĩa với việc phần lớn hàng hoá thương mại điện tử nhập khẩu sẽ không chịu thuế nhập khẩu.
Chính sách này tạo sự bất bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu. Doanh nghiệp trong nước vẫn phải nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu, trong khi hàng hóa nước ngoài giao dịch qua thương mại điện tử lại được miễn thuế hoàn toàn.
Theo dự thảo nghị định này, hàng hóa nhập khẩu có giá trị dưới một triệu đồng và tổng giá trị hàng nhập trong năm không quá 48 triệu đồng sẽ được miễn giấy phép, điều kiện và kiểm tra chuyên ngành. Quy định này đang quản lý theo người mua - tức là người tiêu dùng trong nước, trong khi đặc điểm của thương mại điện tử cho thấy thông tin về người bán (đặc biệt là người bán nước ngoài) rõ ràng và dễ kiểm soát hơn thông qua nền tảng thương mại điện tử.
VCCI đề xuất điều chỉnh theo hướng chuyển sang quản lý theo người bán. Theo đó, người bán có số lượng đơn hàng nhỏ trong năm có thể được miễn kiểm tra chuyên ngành, còn những người bán có số lượng đơn hàng lớn sẽ phải tuân thủ đầy đủ quy định hiện hành. Cách tiếp cận này sẽ giúp cơ quan quản lý tập trung giám sát theo mức độ rủi ro, đồng thời bảo đảm sự bình đẳng giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu.
Về những trường hợp không được miễn giấy phép và kiểm tra chuyên ngành, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ hơn, đặc biệt là về thời điểm áp dụng các cảnh báo.
Hàng Việt chịu "áp lực" giữ sân nhà
Cùng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, ông Bùi Anh Tú - sáng lập thương hiệu đồ gia dụng Việt BehomeMall - bày tỏ lo ngại rằng, nếu không có cơ chế kiểm soát chặt, việc miễn thuế đơn hàng nhập khẩu giá trị thấp có thể gây bất lợi nghiêm trọng cho doanh nghiệp Việt.
Theo ông Tú, doanh nghiệp trong nước đang phải chịu đủ loại thuế, chi phí kiểm định, tuân thủ các điều kiện kinh doanh… Trong khi đó, hàng hóa nhập khẩu xuyên biên giới lại được miễn thuế, không cần kiểm tra chuyên ngành, không phải đóng thuế trên phần lợi nhuận phát sinh tại Việt Nam. Điều này khiến hàng Việt gặp áp lực lớn về giá, có nguy cơ bị loại khỏi thị trường ngay trên sân nhà.
![]() |
Năm 2024, hơn 324,1 triệu sản phẩm nhập khẩu đã được bán qua sàn Shopee. |
Không chỉ nhà sản xuất, mà các sàn thương mại điện tử và đơn vị vận chuyển trong nước cũng gặp khó khăn. “Họ phải tuân thủ rất nhiều quy định, trong khi hàng hóa ngoại lại được ưu tiên về chi phí và tốc độ giao hàng. Cuối cùng, chính các sàn trong nước có thể bị mất thị phần, thậm chí bị thâu tóm nếu chính sách thiếu kiểm soát.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhập khẩu chính ngạch cũng bị cạnh tranh bất bình đẳng, phải đóng thuế đầy đủ, trong khi cùng một lô hàng nếu chia nhỏ dưới 2 triệu đồng, thì lại được miễn thuế. Đây rõ ràng là một kẽ hở có thể bị lạm dụng để lách luật, dẫn đến thất thu thuế, tạo môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh”, ông Tú chỉ ra.
Đại diện thương hiệu bán lẻ này cũng cho rằng, người người tiêu dùng không hẳn là bên hưởng lợi với việc hàng hóa nhập khẩu giá trị thấp được miễn thuế. Ông Tú phân tích: “Khi doanh nghiệp trong nước mất lợi thế và rút khỏi thị trường, hàng ngoại sẽ độc quyền hoặc thống lĩnh. Lúc đó giá cả sẽ tăng, người tiêu dùng không còn lựa chọn và còn phải đối mặt với nguy cơ hàng giả, hàng kém chất lượng mà không có ai chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng, nếu mục tiêu là giảm áp lực cho