Chiều 27/5,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh. Ảnh: Như Ý
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Minh, dự thảo Luật tập trung vào 5 nhóm đổi mới quan trọng: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; quản lý, khai thác hạ tầng; hoạt động vận tải; kết nối các phương thức vận tải; và phát triển công nghiệp, nguồn nhân lực.
Một trong những điểm mới nổi bật là việc khuyến khích đa dạng hóa nguồn lực đầu tư của địa phương, các thành phần kinh tế khác, thông qua hình thức PPP như BOT, BT...
Dự luật cho phép địa phương sử dụng ngân sách để tham gia đầu tư các hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Đây là bước tiến quan trọng, giúp địa phương chủ động hơn trong việc thúc đẩy các dự án đường sắt đô thị.
Đặc biệt, thủ tục đầu tư cũng được đơn giản hóa khi cho phép áp dụng thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED) thay cho thiết kế cơ sở, đồng thời UBND cấp tỉnh được phép quyết định đầu tư dự án đường sắt đô thị mà không cần thực hiện thủ tục về chủ trương đầu tư như trước.
Những sửa đổi này được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai các tuyến metro tại Hà Nội, TP.HCM, góp phần hiện thực hóa Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển giao thông đô thị.
Bên cạnh đó, dự thảo luật mới cũng nhấn mạnh vai trò kết nối giữa đường sắt với các phương thức vận tải khác. Các cảng hàng không, cảng biển lớn bắt buộc phải có quy hoạch kết nối với đường sắt.
Chủ đầu tư các dự án cảng cũng phải dành quỹ đất cho hạ tầng đường sắt. Đây là một bước đi cần thiết trong bối cảnh chi phí logistics của Việt Nam vẫn cao so với khu vực.
Ngoài ra, dự luật cũng mở rộng các hoạt động dịch vụ, thương mại trong khu vực nhà ga, cho phép khai thác hiệu quả quỹ đất vùng phụ cận (TOD), đồng thời khuyến khích phát triển vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt – một giải pháp hữu hiệu giúp tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.
Cắt giảm 20% thủ tục hành chính, 33% điều kiện kinh doanh
Điểm mới đáng chú ý khác là việc đưa một số sản phẩm đường sắt vào danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển, đồng thời yêu cầu nhà thầu nước ngoài chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho phía Việt Nam.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành sẽ được ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước nếu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, qua đó tạo động lực cho công nghiệp phụ trợ phát triển.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Ảnh: Như Ý |
So với