Dịch tác phẩm văn học: Đoạn nào khó bỏ qua!

Admin

Trong cuộc Gặp gỡ văn chương Việt - Hàn diễn ra trưa 5-7 tại TP.HCM, nhiều nhà văn, chuyên gia đề cập vấn đề đầu tư cho khâu dịch thuật khi muốn văn chương Việt ra thế giới.

Nhà văn trẻ Choi Eun Young (trái) sống được bằng nghề viết văn, đã có sách in đến 300.000 bản và nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang trong buổi gặp gỡ - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Nhà văn trẻ Choi Eun Young (trái) sống được bằng nghề viết văn, đã có sách in đến 300.000 bản và nhà văn trẻ Huỳnh Trọng Khang trong buổi gặp gỡ - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Gặp gỡ Dịch văn học Việt Nam ra nước ngoài: Tín hiệu lạc quan từ dịch giả trẻDịch giả Trần Trọng Hải Minh: Người Việt quan tâm tới một lịch sử đa chiều…Thư Hiên dịch trường: Không gian dịch thuật tâm đắc của dịch giả Bùi Văn Nam SơnDịch giả được nhớ như thủ môn trong một trận thua

Dịch giả Lệ Chi có kinh nghiệm dịch và đưa tác phẩm Việt ra thế giới bày tỏ công việc dịch thuật tác phẩm văn học không hề dễ và rất mất thời gian. Dịch giả cần hiểu đúng vị trí, vai trò của mình và dịch cho đúng, hay.

Chị ngao ngán khi có vài người dịch hiện nay tùy tiện viết lại câu chữ của nhà văn theo ý mình, thậm chí có đoạn cảm thấy khó quá tự ý bỏ luôn không báo cho nhà xuất bản.

Vì vậy, Lệ Chi cho rằng có một viện hỗ trợ cho dịch thuật văn chương là điều cần thiết. Dịch giả không chỉ có vốn ngoại ngữ tốt mà còn có trình độ, kiến thức, sự am hiểu văn hóa…

Ông Trần Văn Tuấn nhấn mạnh dịch giả quan trọng với tiến trình đưa văn chương Việt ra thế giới nhưng người viết, nhà văn còn quan trọng hơn.

Ông cho rằng nhà văn cứ viết cho hay trước. Tác phẩm chất lượng mới là thiết yếu, những bước sau đó là điều kiện chắp cánh cho văn chương bay xa.

Việt Nam đẹp lạ lùng và dũng cảm trong văn chương Nga từ lâu lắm rồiViệt Nam đẹp lạ lùng và dũng cảm trong văn chương Nga từ lâu lắm rồi

Không ngờ, từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Việt Nam đã xuất hiện trong văn chương Nga - Xô viết với vẻ đẹp nhiệt đới lạ lùng.