
Phổ điểm môn tin học năm 2025 - Ảnh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
* Thí sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
Phổ điểm môn tin học năm 2025 - Ảnh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
* Thí sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2025
Các địa phương có điểm thi môn công nghệ - công nghiệp cao nhất - Ảnh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn công nghệ - công nghiệp là một trong những môn thi mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, với 2.290 thí sinh dự thi.
Phổ điểm cho thấy sự phân bố khá cân đối với điểm trung bình đạt 5,79 và trung vị là 5,6, tức phần lớn thí sinh nằm trên mức trung bình.
Có 34,06% thí sinh dưới trung bình, trong khi 25,59% đạt từ 7 điểm trở lên.
Tuy là môn mới nhưng có 4 thí sinh đạt điểm 10, đồng thời không ghi nhận trường hợp nào bị điểm liệt hoặc dưới 1.
Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về điểm trung bình môn công nghệ - công nghiệp với 8,25 điểm, dù chỉ có 1 thí sinh dự thi.
Những địa phương có số lượng dự thi lớn hơn như Vĩnh Long (144 thí sinh, điểm trung bình 6,802), An Giang (248 thí sinh, điểm trung bình 6,151) hay Đồng Nai (129 thí sinh, điểm trung bình 6,081) cũng nằm trong top 10 địa phương có kết quả tốt nhất.
Có 4 tỉnh thành gồm Cần Thơ, Cà Mau, Đắk Lắk và Thái Nguyên có thí sinh đạt điểm 10 môn thi này, mỗi nơi ghi nhận 1 em.
Môn công nghệ - nông nghiệp: Gần 80% trên 7
Một số chỉ số thống kê về điểm thi môn công nghệ - nông nghiệp - Ảnh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Với 22.048 thí sinh tham dự, điểm trung bình môn công nghệ - nông nghiệp đạt tới 7,72, cao hơn hẳn mặt bằng nhiều môn thi khác. Trung vị thậm chí còn nhỉnh hơn, ở mức 7,75, đồng nghĩa phần lớn thí sinh đạt kết quả khá - giỏi.
Đáng chú ý, có tới 78,42% thí sinh đạt từ 7 điểm trở lên, trong khi chỉ 2,15% dưới trung bình và không có thí sinh bị điểm 0.
Cả nước có 101 thí sinh đạt điểm 10 trong môn công nghệ - nông nghiệp, với tỉ lệ 4,58 điểm 10 trên mỗi 1.000 thí sinh, khá cao so với mặt bằng chung.
Về địa phương, Hải Phòng dẫn đầu với điểm trung bình 8,12 và đồng thời cũng nằm trong top 3 tỉnh có nhiều điểm 10 nhất (9 em).
Tuyên Quang (16 điểm 10) và Nghệ An (11 điểm 10) là hai địa phương dẫn đầu số lượng điểm 10 môn thi này trên cả nước.
Vĩnh Long không chỉ lọt top điểm trung bình (8,062 điểm), xếp thứ 3, mà còn có 8 thí sinh đạt điểm 10, xếp thứ 4 toàn quốc.
Môn kinh tế - pháp luật: Điểm trung bình 7,69
Thống kê giữa môn kinh tế - pháp luật (2025) và Giáo dục công dân (2024) - Ảnh: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Môn kinh tế - pháp luật là một môn thi có tên gọi mới trong năm 2025, "tiền thân" có thể xem là môn giáo dục công dân của những năm trước.
Với hơn 246.000 thí sinh dự thi, điểm trung bình môn kinh tế - pháp luật đạt 7,69 và trung vị là 7,75.
Phổ điểm nghiêng nhẹ về phía phải, với đỉnh rơi vào khoảng 8,25 điểm, trùng với mức điểm có nhiều thí sinh đạt nhất.
Có tới 78,17% thí sinh đạt điểm từ 7 trở lên và chỉ khoảng 2,57% dưới trung bình. Độ lệch chuẩn ở mức 1,18. Không có thí sinh nào bị điểm 0 hay dưới 1 điểm.
Về số lượng điểm tuyệt đối, cả nước ghi nhận 1.451 thí sinh đạt điểm 10 môn kinh tế - pháp luật, tương đương 5,89 điểm 10 trên mỗi 1.000 thí sinh. TP Hà Nội dẫn đầu với 172 điểm 10, theo sau là TP.HCM (166), TP Hải Phòng (110) và Nghệ An (103).
Các tỉnh như Phú Thọ, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Vĩnh Long cũng ghi nhận từ 50 điểm 10 trở lên.
Ở nhóm điểm trung bình cao nhất, Hà Tĩnh dẫn đầu cả nước với điểm trung bình 7,996, vượt nhẹ so với các địa phương lớn như TP.HCM hay Hà Nội.