Điều gì đã tạo nên đôi chân thần tốc của Jacob Kiplimo?

Admin

TPO - Sẽ không ai bất ngờ nếu Jacob Kiplimo, người vừa tái lập kỷ lục thế giới ở cự ly bán marathon, lại phá kỷ lục full marathon tại London vào cuối tháng 4. Ngoài tài năng phi thường và chế độ tập luyện khắc nghiệt, chân chạy người Uganda còn mang trong mình "gen chạy bộ". 

Điều gì đã tạo nên đôi chân thần tốc của Jacob Kiplimo? ảnh 1

Cách đây đúng một tuần tại Barcelona,

Ngôi làng Likil ở quận Kween, phía đông Uganda, nơi Kiplimo sinh ra và lớn lên.

Con đường lên đỉnh thế giới của Kiplimo bắt đầu từ Likil, một ngôi làng ở quận Kween phía đông Uganda, gần biên giới Kenya. Tại đó, nơi có độ cao khoảng 1.900m so với mực nước biển, anh sẽ chạy 5km tới trường mỗi ngày. Từ lúc còn rất nhỏ, anh đã tập luyện phát triển hiếu khí để sau này cho phép anh chạy nhanh hơn bất kỳ ai khác.

Đến đây hẳn nhiều người yêu thích chạy bộ đã lờ mờ nhận ra điều gì đó. Phải, nơi Kiplimo sinh ra thuộc Thung lũng tách giãn phía Tây, nhánh Tây của Đới tách giãn Đông Phi. Là vùng đất phì nhiêu nằm trên độ cao bất thường, với thảm thực vật phong phú bên cạnh những khu rừng, vách đá cheo leo, tất cả trở thành môi trường lý tưởng cho việc rèn luyện sức bền.

Nếu như Kenya có Thung lũng Rift là cái nôi đào tạo những chân chạy nổi tiếng, Uganda tự hào với Kapchorwa, mệnh danh là Thiên đường chạy mới. Joshua Cheptegei, Stephen Kiprotich, Peruth Chemutai, Victor Kiplangat và cả Kiplimo đều lớn lên ở những ngôi làng quanh Kapchorwa. Một chi tiết khác không thể bỏ qua, tất cả đều có nguồn gốc từ bộ tộc Mosopisiek sống trong những khu rừng trên cao, nay thuộc Công viên Quốc gia Núi Elgon.

Điều gì đã tạo nên đôi chân thần tốc của Jacob Kiplimo? ảnh 3

Trẻ em chạy bộ ở Kapchorwa, một thói quen được hình thành từ khi biết đi.

Ngoài đặc thù địa lý, môi trường và thói quen ăn uống, với nguồn thực phẩm thiên nhiên từ rừng Elgon, lối sống săn bắn, di chuyển qua lại trên những ngọn núi cao của người Mosopisiek đã tạo nên cái gọi là gen di truyền, giúp họ có những bước chạy thần tốc cùng sự bền bỉ đáng kinh ngạc.

Khi thế giới thay đổi, bộ tộc Mosopisiek bị di dời khỏi các khu định cư trong rừng và thay đổi thói quen sinh hoạt, có vẻ khả năng chạy bộ không giúp ích gì. Nhưng đến một lúc, họ chợt nhận ra sức mạnh đôi chân có thể sang trang cuộc đời. Nhưng cô bé, cậu bé sống quanh Kapchorwa bắt đầu hình thành thói quen chạy bộ trước khi chuyển sang tập luyện chuyên nghiệp hơn và vươn ra thế giới.

Kiplimo được truyền cảm hứng từ các anh chị em của mình. Họ muốn một cuộc sống khác, thay vì cả đời trồng ngô như bố mẹ mình. Vì vậy bốn người trong số họ là vận động viên điền kinh, bao gồm Victor Kiplangat, một người anh cùng cha khác mẹ. Kiplangat từng vô địch Giải chạy leo núi thế giới năm 2017 khi còn là một thiếu niên. Anh cũng giành huy chương Vàng full marathon tại Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung 2022 dù đi nhầm đường gần cuối đường chạy, sau đó đăng quang nội dung marathon tại Giải vô địch điền kinh thế giới Budapest 2023.

Điều gì đã tạo nên đôi chân thần tốc của Jacob Kiplimo? ảnh 4

Kiplimo trên đồng cỏ ở quê nhà Kween.

“Tôi thường nhìn các anh tập luyện bên ngoài cửa số mỗi buổi sáng, sau đó mơ ước một ngày cạnh tranh với họ”, Kiplimo nói.

Không mất nhiều thời gian để ước mơ của anh trở thành hiện thực. Và Kiplimo tiếp tục đẩy giấc mơ đi xa hơn. Không chỉ chiến thắng các anh chị em trong gia đình hay thống trị đường đua tại Uganda, chân chạy sinh năm 2000 áp đặt ảnh hưởng ở các giải chạy thế giới, sau đó lập kỷ lục và phá vỡ nó.

Một trong những điểm mạnh của Kiplimo, ngoài tài năng, chính là sự tự tin. Như tại Barcelona Half Marathon vừa rồi, anh tiết lộ pacemaker thiết lập pace 2:45. Tuy nhiên chân chạy người Uganda cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng, để rồi quyết định tăng tốc độ nhanh hơn từ km thứ ba. “Rồi sau đó tôi thấy mình đang chạy với tốc độ kỷ lục, và tự nhủ phải duy trì tốc độ đó bất kể điều gì xảy ra”, anh cho biết.

Điều gì đã tạo nên đôi chân thần tốc của Jacob Kiplimo? ảnh 5

Khoảnh khắc Kiplimo đánh rơi chiến thắng ngay trước vạch đích tại Brazil năm 2019.

Mặc dù vậy, tự tin không phải lúc nào cũng tốt. Kiplimo từng có một trải nghiệm đáng xấu hổ ở Saint Silvester Road Race tại Brazil vào ngày cuối cùng của năm 2019. Anh dẫn đầu suốt chặng và nhìn thấy vạch đích ngay trước mặt, mà quên mất rằng Kibiwott Kandie của Kenya áp sát sau lưng. Khi cách đích chỉ vài bước chân, đúng vào lúc Kiplimo giơ tay ăn mừng, Kandie chen lên và cán đích trước tiên.

Đó là bài học đau đớn, nhưng giúp Kiplimo trưởng thành hơn, đồng thời không tìm kiếm thành công trong ngắn hạn bằng mọi giá, mà chấp nhận đi từng bước một. Năm 2020, khi lần đầu lập kỷ lục thế giới ở nội dung bán marathon, anh nói rằng chỉ thử thách bản thân ở nội dung full marathon sau khoảng 4 hoặc 5 năm nữa.

Bây giờ, như đã hẹn, Kiplimo hoàn toàn sẵn sàng. “Tôi sẽ không thi đấu nữa. Thay vào đó, tập luyện cho lần đầu chạy marathon ở London Marathon 2025 vào cuối tháng 4”, anh nói. Rất có thể tại giải đấu này, một điều gì đó đặc biệt sẽ xảy ra. Với kỷ lục Kiplimo vừa tạo nên ở cự ly bán marathon, nhiều người cho rằng kỷ lục 2 giờ 35 giây của cố vận động viên Kelvin Kiptum lập tại giải Chicago Marathon 2023 có thể bị phá vỡ.

Chuyện cuối tuần: Bí mật về bộ tộc chạy marathon và cự ly dài giỏi nhất hành tinh
Kelvin Kiptum và hành trình phi thường từ cậu bé chăn dê đến kỷ lục gia marathon thế giới
Jacob Kiplimo phá sâu kỷ lục bán marathon thế giới, bước nhảy vĩ đại trong lịch sử
Giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm 2026 sẽ diễn ra tại phố biển Nha Trang
Giải vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm 2026 sẽ diễn ra tại phố biển Nha Trang