Vay cá nhân để kinh doanh
Cần 80 tỷ đồng để mua nguyên liệu nông sản của nông dân vì đã đến vụ thu hoạch, nhưng ông Lư Nguyễn Xuân Vũ - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên, huyện Bình Chánh, TPHCM - vẫn không thể tiếp cận nguồn
Công ty Xuân Nguyên vẫn gặp khó khi tiếp cận vốn ưu đãi doanh nghiệp từ ngân hàng để đầu tư sản xuất, kinh doanh
Cũng có nhu cầu vốn cho các đơn hàng xuất khẩu nửa cuối năm, nhưng ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, TP Thủ Đức - cho biết, vẫn chưa thỏa thuận được một mức lãi suất hợp lý với ngân hàng. “Dòng tiền đối với chúng tôi rất khó khăn, vừa phải chuẩn bị đầu vào, vừa gặp đầu ra. Trong khi, mức lãi suất vay vẫn dao động từ 10 - 13% là quá cao trong bối cảnh hiện nay. DN dệt may trong nước không cạnh tranh nổi về giá với cùng mặt hàng được sản xuất tại thị trường Ấn Độ, Bangladesh…” - ông Việt nói.
Chia sẻ với PV Tiền Phong khi tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng để tiếp tục hoạt động, ông Phạm Anh Vũ - Giám đốc truyền thông Công ty CP Truyền thông Du lịch Việt - cho biết, nếu như trước đây, để được vay vốn ngân hàng rất khó vì hết room tín dụng, lãi suất lên cao thì nay chuyện đó đã “dễ thở” hơn đôi chút.
“Năm 2023, việc vay vốn thuận lợi hơn nhiều, chúng tôi đã tiếp cận được nguồn vốn ngay từ đầu năm, lãi suất giảm phần nào mừng phần đó. Với những công ty du lịch có những hoạt động tốt trong năm 2022 như chúng tôi rất mong ngành ngân hàng xem xét hỗ trợ vốn vay, giảm lãi suất…” - ông Vũ nói.
Lãi suất cho vay giảm mạnh
Ngày 17/6, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, việc