TPO - Câu chuyện tuyển sinh đại học tại Việt Nam tiếp tục gây tranh cãi khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giới hạn chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20% và yêu cầu quy đổi điểm số giữa các phương thức xét tuyển.
Mục lục
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới như nâng chuẩn đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe, khống chế chỉ tiêu
TS. Hoàng Ngọc Vinh
Áp lực tuyển đủ chỉ tiêu là việc các trường đại học đặt mục tiêu tuyển đủ chỉ tiêu lên hàng đầu, đôi khi bất chấp chất lượng đầu vào. Nhiều trường tập trung vào các phương thức tuyển sinh “dễ dàng” như xét học bạ hoặc xét tuyển sớm, bất kể phương thức này có thực sự phù hợp với ngành học hay không. Điều này đã dẫn đến những hệ quả là các trường không công khai rõ ràng tỷ lệ tuyển sinh theo từng phương thức, khiến thí sinh và phụ huynh không có đủ thông tin để lựa chọn phù hợp. Các trường tốp đầu dễ dàng thu hút thí sinh giỏi qua xét tuyển sớm, trong khi các trường tốp dưới phải dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng. Điều đó cũng tạo nên áp lực nhất định như thí sinh phải nộp hồ sơ nhiều nơi, và có thể dẫn đến xao nhãng việc học tập năm cuối.
Điều quan trọng thay vì tập trung lấp đầy chỗ trống, các trường cần đảm bảo tuyển sinh không chỉ để thí sinh “được học” mà còn “học được” – phù hợp với năng lực thí sinh và ngành học mong muốn.
Con số 20% xét tuyển sớm – Một quy định cứng nhắc, không biện chứng
Quy định giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm được đưa ra với lý do “đảm bảo công bằng,” nhưng lại thiếu linh hoạt và không dựa trên cơ sở khoa học. Giới hạn đó không phù hợp với đặc thù của đa dạng ngành học và cơ sở giáo dục đại học.
Một số ngành như kỹ thuật hoặc công nghệ có thể cần xét tuyển sớm 50-60% thí sinh để thu hút nhân tài phù hợp, trong khi các ngành như Y khoa hay Sư phạm có thể chỉ cần tỷ lệ thấp hơn như thực tế đã có một số trường áp dụng. Áp đặt chung một công thức tỷ lệ 20% cho tất cả là bất hợp lý, đi ngược xu hướng giáo dục hiện đại trên thế giới mà xét tuyển qua học bạ và kỳ thi đánh giá năng lực đang được ưa chuộng, phù hợp với triết lý giáo dục toàn diện.
Khống chế tỷ lệ xét tuyển sớm là một bước lùi, làm giảm sự sáng tạo và linh hoạt trong tuyển sinh và có khi còn vi phạm quyền tự chủ học thuật của trường ĐH và cuối cùng đa dạng hóa phương thức tuyển sinh để chọn người phù hợp sẽ bị phá vỡ do tỷ lệ các phương thức xét sớm nằm trong 20%.
Thực chất không có số liệu hay nghiên cứu nào chứng minh rằng con số 20% là tối ưu cho tất cả các trường và ngành học mà có thể chỉ là con số mang tính phiến diện chủ quan. Quy định như thế dường như được đặt ra để kiểm soát thay vì giải quyết vấn đề hỗn loại một cách căn cơ.
Quy đổi tương đương liệu có khả thi?
Ngoài ra, Dự thảo yêu cầu quy đổi điểm số giữa các phương thức xét tuyển về một thang điểm chung để đảm bảo công bằng. Tuy nhiên, điều này không khả thi vì có sự khác biệt trong bản chất các phương thức. Xét học bạ phản ánh quá trình học tập phù hợp với mục tiêu chương trình GDPT 2028, kỳ thi tốt nghiệp THPT kiểm tra kiến thức cơ bản, kỳ thi đánh giá năng lực đo lường tư duy và phân tích, trong khi thành tích như giải thưởng Olympic hay học sinh giỏi quốc gia lại tập trung vào năng lực chuyên biệt. Những sự khác biệt này không thể tìm đâu ra chuẩn để quy đổi tương đương.
Mặt khác, với hơn 100 tổ hợp xét tuyển và hàng loạt phương thức khác nhau, việc xây dựng một hệ quy đổi đòi hỏi dữ liệu khổng lồ và nghiên cứu sâu rộng, điều mà hiện nay chưa được thực hiện. Quy đổi không chính xác sẽ gây bất công và ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào.
Những quy định như giới hạn 20% hay quy đổi điểm số phản ánh một cách tiếp cận kiểm soát hành chính theo lối cũ: “không quản lý được thì cấm” thay vì tìm ra những lựa chọn khác để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và chất lượng tuyển sinh phù hợp với cả chương trình GDPT 2018 và với vô số ngành học có những tính chất và yêu cầu khác nhau.
Những việc hiện nay Bộ và các trường cần làm là công khai minh bạch thông tin tỷ lệ tuyển sinh theo từng phương thức để tất cả thí sinh có đủ thông tin lựa chọn. Bộ GD-ĐT cần làm vai trò điều phối tổng thể, yêu cầu các trường dựa trên dữ liệu thực tế trong 3 năm qua của từng ngành học, thay vì áp đặt một tỷ lệ cố định cho tất cả. Các trường cần được khuyến khích sáng tạo trong phương thức tuyển sinh, phù hợp với đặc thù riêng, không quá phức tạp các tổ hợp xét tuyển miễn là đảm bảo chất lượng – thí sinh được vào học và học được.
Quy định giới hạn 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm và yêu cầu quy đổi điểm số là những biện pháp mang tính kiểm soát hành chính, thiếu căn cứ khoa học và không phù hợp với thực tiễn. Thay vì áp đặt những rào cản không cần thiết, Bộ GD-ĐT cần xây dựng chính sách tuyển sinh dựa trên nghiên cứu khoa học, dữ liệu thực tế và quyền tự chủ của các trường. Chỉ khi đó, hệ thống tuyển sinh mới thực sự minh bạch, công bằng và phục vụ đúng mục tiêu giáo dục.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Tuyển sinh 2024: Thí sinh trúng tuyển sớm sẽ thế nào?
20/03/2024
ĐH Bách Khoa Hà Nội công bố thời gian mở đăng ký thi Đánh giá tư duy đợt 1
TPO - Từ 6-8/12, người dân tiếp tục được trải nghiệm phở truyền thống Hà Nội được chế biến và phục vụ bởi robot thông minh ở Khách sạn Nostalgia, số 13-15, phố Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm.
Hồ Hòa Bình với tiềm năng du lịch phong phú và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đang được tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển theo hướng trở thành khu du lịch quốc gia.
Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo, đề xuất chế độ phụ cấp ưu đãi nghề cho nhân viên y tế, dự kiến tổng số kinh phí để thực hiện chính sách này khoảng 357 tỉ đồng mỗi tháng.
TPO - Chiều 6/12, Bộ Tài chính có văn bản trả lời về một số vấn đề nổi cộm mà dư luận quan tâm đặt câu hỏi, trong đó có việc đề xuất dùng trí tuệ nhân tạo (AI) phát hiện giao dịch chứng khoán bất thường, thao túng thị trường; quy định sàn thương mại điện tử phải kê khai và nộp thuế thay người bán...
TPO - Lối sống ít vận động, ngồi lâu trong thời gian dài, cùng thói quen sử dụng máy tính và điện thoại di động đã khiến nhiều sinh viên và nhân viên văn phòng đối mặt với các vấn đề về cột sống từ rất sớm.
Sáng nay garage ô tô Hùng Phát, lô F11 - 25, đường 3 Tháng 2, phường Vĩnh Lạc (TP Rạch Giá, Kiên Giang) bất ngờ bốc cháy dữ dội và thống kê ban đầu có 3 chiếc ô tô cháy rụi.
TPO - Đoạn video ghi lại cảnh Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và con trai Barron trò chuyện với nhà sáng lập UFC Dana White lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Người hâm mộ tỏ ra thích thú khi lần đầu nghe thấy giọng nói của chàng trai 18 tuổi.