Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.
Mục lục
Gia đình ông Bồi đưa đồng đội ân tình đi thăm Hà Nội năm 1996 (từ trái sang: ông Bồi, ông Quyên, bố đẻ ông Bồi và vợ con ông Bồi) - Ảnh: NVCC
Nhiều ý kiến bạn đọc gửi về chia sẻ sau bài viết Hai đứa trẻ bị trao nhầm ở Bình Phước: Cuộc đoàn tụ như cổ tíchNgười thương binh Nghệ An thỏa ước nguyện khi được xem diễu binh từ tòa soạn Tuổi Trẻ
Chuyện có thật diễn ra giữa thời chiến và thời bình của cựu chiến binh Nguyễn Trọng Bồi (Hà Nội) và Lê Viết Quyên (quê Thanh Hóa) được bạn đọc ví như chuyện cổ tích, điều phi thường của người lính.
"Chỉ có tình đồng đội của người lính, họ mới làm được những điều phi thường" - độc giả Tmt chia sẻ. Tương tự, độc giả Nhựt bày tỏ: "Cùng vào sinh ra tử mới thắm thiết hai chữ "Tình người. Ôi quý biết bao".
Bạn đọc Trần Văn Tám cũng cho biết vô cùng xúc động trước hành động nhân nghĩa của vợ chồng cựu chiến binh Nguyễn Trọng Bồi. "Tôi rất khâm phục ông, người đồng đội, đồng chí Nguyễn Trọng Bồi" - độc giả Tâm để lại chia sẻ.
Nhiều bạn đọc khác cũng ngạc nhiên khi cho rằng câu chuyện "như chuyện cổ tích". "Đồng vợ, đồng chồng. Tình nghĩa keo sơn. Chúc gia đình cô chú luôn mạnh khỏe để tiếp tục giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn", độc giả AQ gửi gắm.
"Tôi đã cố không được khóc, nhưng nghĩ đến tình đồng đội thiêng liêng cao cả của các bác mà nước mắt cứ chảy. Chúc gia đình bác thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc", bạn đọc Thọ Nguyễn chia sẻ về cảm xúc của mình khi đọc bài viết.
Trong khi đó theo độc giả có tài khoản lexu***@gmail.com, câu chuyện "rất nhân văn, rất tuyệt vời, ân nhân không bỏ nhau!".
Nhiều độc giả khác cũng ca ngợi duyên lành giữa hai người đồng đội: "Đúng là làm phúc gặp phúc, gieo đức gặp đức", "trao ân sẽ nhận lại ân!", "đền đáp tiếp nối", "nhân lành quả ngọt"…
Lan tỏa hành động đẹp cho thế hệ mai sau
Xúc động trước câu chuyện, độc giả tên Anh gợi ý rằng câu chuyện cổ tích của cựu chiến binh Nguyễn Trọng Bồi và đồng đội có thể dựng thành thước phim cảm động.
"Câu chuyện cảm động quá. Mong có đạo diễn nào xây dựng thành phim để ca ngợi người lính và vinh danh những tấm lòng cao cả, ân tình", bạn đọc này mong muốn.
Lên mạng tìm cựu chiến binh để hỗ trợ về TP.HCM xem lễ 50 năm thống nhất đất nướcĐỌC NGAY
Và đó là tấm gương, bài học về đạo lý nhân sinh với thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. "Hơn ai hết, anh có một nghĩa cử tri ân với chính thân nhân của đồng đội đã từng vào sinh ra tử. Đạo lý này sẽ theo chân các thành viên trong gia đình anh suốt đời.
Câu chuyện của anh sẽ được lan tỏa. Chúc anh luôn vui khỏe và hạnh phúc đong đầy!", độc giả Lê Công Thủ tiếp lời.
Bạn đọc Lão gàn gửi đến lời chúc: "Chúc vợ chồng anh mọi điều tốt lành. Sự thiêng liêng của tình đồng đội, trong bom đạn không gì so sánh được. Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã tìm ra câu chuyện thật tuyệt vời".
"Chính nghĩa tình làm nên phúc đức cho gia đình chú và Dũng. Chuyện thật cảm động, giống ba tôi hồi xưa từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam bao lần vì đồng đội…
Giờ ba đã không còn, đọc bài viết nào liên quan đến nghĩa tình cựu chiến binh tôi không kìm được nước mắt", độc giả Song Thanh đồng cảm với câu chuyện của hai cựu chiến binh gần giống với câu chuyện của ba mình.
Chia sẻ với chúng tôi sau khi đọc bài báo về câu chuyện của mình trên Tuổi Trẻ, cựu chiến binh Nguyễn Trọng Bồi xúc động nói:
"Tôi thấy vui vì độc giả quan tâm nhiều như vậy. Thưa các bạn, tháng 5-1972 là một mốc son trong cuộc đời, trở thành người lính, rồi bị thương và may mắn được đồng đội cứu. Sau chiến tranh, mình không có điều kiện học nhiều nhưng đổi lại mình đã thấu hiểu được cái nghĩa cuộc đời.
Tôi đã đọc hết lời độc giả bình luận, có người tuy không viết rõ họ tên nhưng tôi có thể cảm nhận được hai lớp độc giả, một là nhóm các bạn trẻ tuổi. Tôi rất vui mừng vì các bạn trẻ khâm phục việc ông cha đã làm trong chiến đấu và thời bình như vậy. Mong các bạn, thế hệ tương lai sẽ sống và học tập thật tốt để mình có giá trị.
Có thể các bạn sẽ làm được nhiều việc tốt để mình cảm thấy vui thế nào, hãy đón nhận và lan tỏa những việc làm nhỏ bé xem nó như một hành trang cuộc đời.
Thứ hai là lớp người lớn tuổi, trong đó có cả người lính.
Những người chưa rơi vào hoàn cảnh, hoặc chưa trải qua cuộc đời binh nghiệp và thời bình như tôi, cho nên đã chia sẻ cảm kích, điều này làm tôi rất biết ơn".
Cựu chiến binh 76 tuổi rưng rưng lên tàu về nhà sau hành trình 1.300km bằng xe máy
Cựu chiến binh 76 tuổi lên tàu về Nghệ An, sau hành trình 1.300km đến TP.HCM bằng xe máy, hoàn thành tâm nguyện xem lễ diễu binh mừng 30-4.
TPO - Ngày 9/5, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch triển khai giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý đối với các dự án đầu tư trên địa bàn.
TPO - Sân khấu Lan Anh - cái tên từng gắn liền với cả một thời vàng son của nhạc Việt - khép lại hành trình gần ba thập kỷ. Không chỉ là nơi diễn ra hàng trăm chương trình nghệ thuật, đây còn là không gian từng chắp cánh cho nhiều thế hệ ca sĩ, đưa âm nhạc sống gần gũi và chạm tới công chúng.
TPO - Phim kinh dị "Út Lan: Oán linh giữ của" xoay quanh chuyện dân gian bí ẩn về bùa ngải, hủ tục. Nhà sản xuất tiết lộ phim không tập trung vào các phân cảnh hù dọa mà thiết lập nỗi sợ dựa trên những thứ thân quen.
TPO - Dù trời mưa rất lớn nhưng đơn vị thi công sửa chữa mặt đường Nội Bài - Lào Cai vẫn tổ chức thảm mặt đường. Theo chuyên gia cầu đường, để xảy ra việc phải lu lèn dưới mưa là tối kị. Dù bất kỳ trường hợp nào, mặt đường phải đảm bảo nhiệt độ ít nhất 70 độ C. Tuy nhiên, tại hiện trường, máy vẫn lu dưới trời mưa khi mặt đường đã nguội, có thể sờ tay mà không thấy nóng.
TPO - Nhiều công trình, dự án ở Quảng Trị có nguy cơ cao không hoàn thành kịp tiến độ khi kết thúc hiệp định vay đã được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cảnh báo.
TPO - Dưới nắng nóng gay gắt đầu mùa, người lao động ở “chảo lửa” Nghệ An mướt mồ hôi mưu sinh. Với họ, nắng nóng không đáng sợ bằng không có việc làm.