Gen Z, hòa bình và lòng yêu nước

Admin

Bọn trẻ bây giờ có còn yêu nước không? Câu hỏi ấy lâu lâu lại vang lên, có tiếng thở dài, như một lời trách cứ.

Kể chuyện hòa bình - Ảnh 1.

Gen Z, trên hành trình lưu giữ và phát triển tinh hoa Việt phục theo cách riêng và sáng tạo - Ảnh: THANH HIỆP

Rằng tụi nhỏ giờ chỉ biết lướt điện thoại, chạy theo trend, xa lạ với lịch sử, với nguồn cội. Rằng tụi nó sinh ra trong hòa bình, chẳng biết trân quý hai chữ hòa bình... Tôi không cãi. Nhưng cũng chẳng hoàn toàn đồng ý. Vì nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy gen Z yêu nước theo cách của riêng mình.

Tôi sinh ra khi đất nước đã yên bình. Chiến tranh, với tôi, không còn là tiếng đạn bom xé gió, mà là những câu chuyện rưng rưng qua lời kể của ông bà.

Là những trang sách sử khi chạm vào mới hay quá khứ vẫn âm thầm thổn thức trong từng con chữ. Là những bức ảnh đen trắng trong Bảo tàng Chứng tích Sơn Mỹ, những gương mặt mờ nhòe nhưng ánh mắt vẫn đau đáu. Là những bức tượng đá sừng sững, giơ tay lên trời như níu giữ một điều gì đó đã trôi xa.

Không có mùi thuốc súng nhưng không có nghĩa là chúng tôi không hiểu. Tôi nghĩ đó cũng là một thử thách. Vì cái gì không từng nếm trải thì dễ trở thành xa lạ. Cái gì chưa từng đánh đổi thì dễ bị xem là điều hiển nhiên.

50 năm hòa bình là một hành trình. Hành trình của những thế hệ đi sau, những người chưa từng biết đến chiến tranh nhưng lại đang từng ngày kế thừa những giá trị mà cha ông để lại. Những câu chuyện về hòa bình - không chỉ có quá khứ mà còn là hiện tại.

Người ta bảo tụi nhỏ bây giờ không còn yêu lịch sử, không quan tâm đến những điều xưa cũ. Nhưng có ai thấy vẫn có những đứa trẻ ngồi lặng trước một bộ phim về chiến tranh, vẫn có những người trẻ miệt mài làm podcast kể chuyện lịch sử?

Có ai thấy tụi nhỏ không viết sử vào sổ tay nhưng chúng làm MV nhạc rap kể về những năm tháng khói lửa? Không học sử theo cách ngày xưa nhưng chúng lưu giữ văn hóa qua những bộ ảnh nghệ thuật, những trend TikTok tái hiện trang phục cổ, những video phục dựng ký ức lịch sử với công nghệ CGI.

Có ai thấy những tour

Tính đến hết ngày 2-4, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 300 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Gen Z, hòa bình và lòng yêu nước - Ảnh 2.Kể chuyện hòa bình: Giờ chót của chiến tranh

Bài dự thi cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình của Hoàng Đôn Nhật Tân, về một cuộc hợp phố cảm động vào ngày 30-4-1975.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề