Giãn tĩnh mạch tinh: 'Sát thủ thầm lặng' gây vô sinh

Admin

Không có biểu hiện rõ ràng, nhưng giãn tĩnh mạch tinh diễn biến âm thầm khiến nhiều gia đình bỏ lỡ cơ hội làm cha mẹ nếu không điều trị kịp thời. Đáng nói, đây là bệnh phổ biến ở nam giới trong độ tuổi sinh sản với tỉ lệ mắc khoảng 15%.

giãn tĩnh mạch tinh - Ảnh 1.

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC

Nam giới làm sao phát hiện sớm khi mình bị giãn tĩnh mạch tinh?

Mãi không có con vì giãn tĩnh mạch tinh

Sau 5 năm kết hôn dù không sử dụng

Nam giới thường có tâm lý ngại đi khám vô sinh - Ảnh: BVCC

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Phúc - khoa nam học Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mặc dù nhiều trường hợp giãn tĩnh mạch tinh không có triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên một số người có thể gặp phải những triệu chứng như đau âm ỉ hoặc nhức ở vùng bìu, đặc biệt khi đứng lâu, vận động mạnh hoặc trong nhiệt độ nóng. 

Cảm giác nặng nề hoặc khó chịu trong bìu, khối u mềm hoặc dày khi sờ vào vùng bìu (cảm giác giống như "búi giun").

Một số người giảm khả năng sinh lý, sinh sản, vì giãn tĩnh mạch có thể làm: rối loạn sản xuất hormone sinh dục ảnh hưởng đến sinh lý, tăng nhiệt độ của tinh hoàn, giải phóng gốc oxy hóa tự do... ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng.

Theo bác sĩ Phúc, điều trị giãn tĩnh mạch tinh bao gồm các biện pháp can thiệp và không can thiệp. Không can thiệp bao gồm thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và luyện tập thể thao. Dùng thuốc chống viêm giảm đau, tăng bền vững thành mạch.

Các biện pháp can thiệp có thể áp dụng phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh với nhiều phương pháp như mổ mở, mổ nội soi và mổ vi phẫu thắt tĩnh mạch tinh.

Các chuyên gia khuyến cáo khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở vùng sinh dục, bìu cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp, tránh các biến chứng muộn do bệnh giãn tĩnh mạch tinh gây ra.

Cách tự kiểm tra giãn tĩnh mạch tinh

Theo bác sĩ Phúc, việc tự kiểm tra giãn tĩnh mạch tinh tại nhà có thể giúp bạn phát hiện ra những dấu hiệu bất thường từ sớm, đặc biệt khi giãn tĩnh mạch tinh không gây đau đớn hay biểu hiện rõ rệt. Cách tự kiểm tra giãn tĩnh mạch tinh tại nhà:

- Bước 1: Chuẩn bị

Kiểm tra ở nơi yên tĩnh và thoải mái, có ánh sáng đủ để dễ dàng quan sát. Kiểm tra khi cơ thể trong trạng thái thư giãn, tốt nhất là sau khi tắm hoặc khi bạn đang cảm thấy dễ chịu.

- Bước 2: Sờ nắn vùng bìu

Dùng tay sạch để nhẹ nhàng sờ nắn vùng bìu (vùng da bên ngoài bao quanh tinh hoàn). Đặt tay vào một bên bìu, nhẹ nhàng vuốt và cảm nhận sự thay đổi trong cấu trúc của tinh hoàn.

Giãn tĩnh mạch tinh có thể tạo ra cảm giác như một khối mềm, giống như "búi giun" hay một đám dây nhỏ. Nếu bạn cảm thấy khối u hoặc sự giãn nở bất thường trong tĩnh mạch, đó có thể là dấu hiệu của giãn tĩnh mạch tinh.

- Bước 3: Kiểm tra khi đứng

Để kiểm tra giãn tĩnh mạch tinh rõ ràng hơn, bạn có thể kiểm tra khi đứng. Điều này sẽ làm tăng áp lực trong vùng bìu và giúp bạn cảm nhận rõ ràng hơn các tĩnh mạch giãn nở. Hãy đứng thẳng và tiếp tục sờ nắn vùng bìu, cảm nhận sự thay đổi về kích thước và kết cấu của tĩnh mạch.

- Bước 4: Quan sát tinh hoàn

Đảm bảo kiểm tra kỹ cả hai tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh thường xảy ra ở một bên, nhưng không loại trừ khả năng có cả hai bên. Khi kiểm tra, nếu bạn thấy một trong các tinh hoàn có sự thay đổi về kích thước hoặc cảm thấy đau, đó có thể là dấu hiệu cần được thăm khám.

Nếu trong quá trình kiểm tra, có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như cảm giác đau hoặc nhức bìu kéo dài, đau bìu khi đứng lâu hoặc vận động, xuất hiện khối u mềm trong bìu, cảm giác nặng nề hoặc khó chịu trong bìu, đau có thể giảm khi nằm xuống... nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Giãn tĩnh mạch tinh: "Sát thủ thầm lặng" gây vô sinh - Ảnh 2.Giãn tĩnh mạch thừng tinh có ảnh hưởng chuyện có con?

Căn bệnh này nếu chậm chữa có sao không? Liệu có ảnh hưởng chuyện con cái?

Đọc tiếp Về trang Chủ đề