Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: AI và liêm chính khoa học

Admin

Trong khoa học, việc lệ thuộc quá nhiều vào trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ dẫn đến nhiều công trình nghiên cứu khoa học giả, ngụy tạo. AI có thể khiến việc vi phạm đạo đức khoa học tinh vi và khó phát hiện hơn.

AI và liêm chính khoa học - Ảnh 1.

Học viên tham gia khóa học phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế do Viện phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam tổ chức mới đây - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đó là khẳng định của ông Liêm chính khoa học: Khi xã hội có nhiều kẻ ăn gianLiêm chính khoa học vẫn ở thời 'hồng hoang'?Nhà toán học bị tố bán bài nghiên cứu: có vi phạm liêm chính học thuật?

- Liêm chính khoa học hay nói cách khác là đạo đức khoa học ở Việt Nam cũng không vượt ra khỏi những vấn đề trên thế giới đã trải qua.

Thứ nhất, người nghiên cứu ở Việt Nam cũng có tình trạng giả tạo dữ liệu, ví dụ tự điền bảng hỏi, tự trả lời câu hỏi mà không ai biết được. Đây là trường hợp rất tinh vi và ở Việt Nam xảy ra khá nhiều.

Thứ hai, có những công trình nghiên cứu mà y đức có vấn đề, bệnh nhân không hề biết dữ liệu của mình đã được sử dụng cho các công trình nghiên cứu đó. Đáng lý ra, theo quy định quốc tế, làm nghiên cứu phải có sự đồng thuận của bệnh nhân.

Ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân đã qua đời thì Ủy ban Y đức có thể cho phép làm nghiên cứu mà không cần có chữ ký của bệnh nhân. Trường hợp này có xảy ra nhưng hơi hiếm.

Thứ ba, có người mua bài báo khoa học từ các nhóm kinh doanh bài báo khoa học quốc tế ở Trung Đông, Ấn Độ, Pakistan... và có thể công bố nhiều bài báo trong thời gian ngắn. Nhưng thực ra họ không làm gì cả mà chỉ mua bài.

Thứ tư, nhiều người thay vì chọn công bố trên các tạp chí khoa học chính thống do hiệp hội chuyên môn quản lý và làm chủ quản thì họ chọn công bố trên các tạp chí "dỏm". Đó là những tạp chí thu tiền và đăng bài.

Còn tạp chí chính thống phải qua 3 - 4 chuyên gia bình duyệt, tốn thời gian cả năm trời mới công bố được một bài. Nếu may mắn lắm thì chín tháng mới công bố được một bài, nhưng có giá trị.

* Người người, nhà nhà đang nhắc nhiều đến AI, với giới khoa học, theo ông, AI mang lại những lợi ích gì?

- AI theo tôi nên dịch là "thông minh nhân tạo", đây là công cụ có hai mặt: tích cực và tiêu cực. AI giúp mình soạn bài báo khoa học. Ngày xưa không có AI thì phải tự ngồi viết bài báo khoa học, tiếng Anh phải tốt, viết đúng câu văn, chọn đúng thuật ngữ, văn phong phải phù hợp với văn phong khoa học.

Còn bây giờ không cần viết đúng văn phạm, có thể sai này sai kia, có thể yêu cầu AI sửa. Đây là ứng dụng tốt cho những người mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ.

AI có thể tóm tắt tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu mà mình quan tâm, giúp nâng cao năng suất nghiên cứu. Ví dụ muốn làm phân tích dữ liệu chúng ta có thể yêu cầu AI viết code, vẽ biểu đồ, người nghiên cứu chỉ cần tập trung biên tập.

Đứng về mặt y khoa, AI giúp cho chẩn đoán tốt hơn. Nhiều khi mắt thường nhìn không ra, hoặc nhìn ra nhưng đọc đến phim số 10 bắt đầu lẫn lộn, bỏ sót chẩn đoán. Trong trường hợp này AI đọc rất tuyệt vời, trong vòng 5 giây. AI còn giúp cho mình phòng ngừa bệnh tật, làm công việc y khoa lâm sàng tốt hơn.

TIN LIÊN QUANAI và liêm chính khoa học - Ảnh 2.AI và liêm chính khoa học - Ảnh 3.

GS Nguyễn Văn Tuấn đang chia sẻ với học viên trong khóa học về phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ở Việt Nam trước đây công bố quốc tế không quan trọng nên ít người làm. Còn bây giờ công bố quốc tế quan trọng nên ai cũng chạy theo. Người ta đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể như 2 - 3 bài báo mới được chức danh này, chức danh kia.

Mỗi người bằng mọi cách chạy theo số bài báo, dẫn đến tình trạng có những người chỉ trong thời gian rất ngắn, từ 5 - 6 tháng mà đã công bố 30 - 40 bài báo.

Hay có những người không có trong nhóm nghiên cứu nào, chỉ có một mình nhưng trong năm công bố 50 - 60 bài báo. Chuyện đó phải đặt dấu hỏi.

Tôi nghĩ ở Việt Nam còn thiếu cơ chế xử lý, giải quyết những vấn đề vi phạm đạo đức khoa học.

* Giáo sư có thể chia sẻ một vài giải pháp khả thi cho tình trạng vi phạm đạo đức khoa học?

- Khi tôi được mời đứng ra lập một viện nghiên cứu ở Việt Nam, tôi đề ra quy chế rất rõ ràng.

Thứ nhất, ứng xử trong khoa học với nhau phải đúng và đàng hoàng.

Thứ hai, phải có cơ chế xử lý vi phạm đạo đức khoa học. Trong đó bất cứ một đại học nào, trung tâm nghiên cứu nào cũng phải có một hội đồng.

Khi có chuyện xảy ra, việc đầu tiên là phải điều tra, có báo cáo và minh bạch với mọi người. Tất cả các nghiên cứu sinh phải tham gia khóa học về đạo đức khoa học thì mới được bắt tay vào làm nghiên cứu và cứ hai năm phải học lại.

AI và liêm chính khoa học - Ảnh 3.Giữ gìn liêm chính khoa học

Câu chuyện dùng bằng 'dỏm' nhưng vẫn được đề bạt, học lên cao, thậm chí cả thạc sĩ tiến sĩ, luôn gây bức xúc cho dư luận dù tình trạng này kéo dài nhiều năm qua.