Những bác sĩ đa nhiệm
"Chúng tôi phải luôn sẵn sàng 24/24 giờ, không có khái niệm ngày nghỉ", đại úy, bác sĩ Nguyễn Xuân Cường, bệnh xá trưởng, nói. Một ngày ở đây có thể bắt đầu bằng cuộc hội chẩn từ xa với các bác sĩ chuyên khoa ở đất liền, kéo dài bằng các ca sốt xuất huyết, ngộ độc, tai nạn nghề nghiệp và kết thúc bằng một ca
Các bác sĩ ở Bệnh xá đảo Trường Sa hội chẩn Telemedicine cho trường hợp của bệnh nhân Vĩnh Văn Noi. Ảnh: Vũ Linh
Những ca mổ giữa biển
Khi chúng tôi đến Bệnh xá đảo Trường Sa, các bác sĩ vừa thực hiện đánh giá ca mổ kéo dài 5 tiếng đồng hồ cho ngư dân Vĩnh Văn Noi, 53 tuổi, đến từ Hoài Nhơn, Bình Định. Bị máy xay đá cuốn nát bàn tay phải, ông Noi được chuyển tới bệnh xá đảo Trường Sa trong tình trạng tổn thương phức tạp: dập nát mô mềm, tổn thương thần kinh, mạch máu, đứt gân, gãy xương ngón 1, 2, 3, 4 của bàn tay, nguy cơ hoại tử cao.
Ngay lập tức, kíp bác sĩ tại đây phối hợp với bệnh viện Quân y 175 thông qua hệ thống telemedicine (hệ thống hội chẩn từ xa) để tiến hành hội chẩn. Hình ảnh X-quang bàn tay được chụp, gửi về đất liền. Các chỉ định xử lý khẩn cấp được truyền ngược ra đảo: khâu nối gân, cầm máu, nẹp xương, chống viêm, chống hoại tử...
![]() |
Bệnh nhân đến chữa bệnh tại Bệnh xá, từ ăn uống, thuốc men đến chăm sóc đều được miễn phí |
Không có máy móc hiện đại hỗ trợ. Không có ê kíp gây mê hồi sức dày dặn. Chỉ có những đôi tay đã quen với sóng gió. Ca mổ thành công, ông Non phục hồi khả quan, sau gần 10 ngày điều trị đã vận động được hơn 50% bàn tay.
"Các y bác sĩ ở đây khám bệnh cho bệnh nhân rất tốt, quan tâm thuốc thang rất đầy đủ. 8-9 ngày nay tôi bình phục được hơn nửa rồi. Chúng tôi lao động trên biển nên có nhiều rủi ro, đảo nào có các bác sĩ như thế này là chúng tôi rất yên tâm, bớt lo rủi ro và cũng bớt sợ hơn khi đi biển cũng như đi đánh bắt xa bờ. Xin cảm ơn trước hết là bệnh viện, sau là Nhà nước Việt Nam, cảm ơn các bác sĩ tận tình giúp đỡ”, ông Non xúc động nói.
![]() |
Vườn thuốc nam của cán bộ, bác sĩ Bệnh xá đảo Trường Sa |
“Từ đầu năm đến nay, Bệnh xá đã khám, cấp thuốc thường xuyên hơn 500 ca, cấp cứu gần 20 ca. Các trường hợp cấp cứu đa số là ngư dân, khi đánh bắt cá ngoài quần đảo Trường Sa thì bị tai nạn, các trường hợp bị nặng thì được vận chuyển đến quần đảo Trường Sa để cấp cứu. Bệnh xá đảo Trường Sa là trung tâm y tế, tuyến cuối của quần đảo Trường Sa vì vậy hầu hết các ca được vận chuyển đến đều là các ca nặng. Bệnh xá đảo Trường Sa sẽ tiến hành hội chuẩn với bệnh viện quân y 175 qua hệ thống telemedicine để từ đó có những chỉ đạo về chẩn đoán, về hướng điều trị sớm nhất, kịp thời nhất để mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân”, đại úy Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.
![]() |
Phòng cấp cứu của Bệnh xá hầu hết thời gian đều phải tiếp nhận bệnh nhân mới |
Không chỉ đối mặt với áp lực chuyên môn, các bác sĩ ở Trường Sa còn phải vật lộn với sự thiếu hụt về vật tư y tế nhất là trong những ca mổ khó khi không có hệ thống ICU hiện đại, không có ê kíp gây mê hồi sức, phụ mổ chuyên sâu. Họ phải luân phiên xoay xở với nhân lực có hạn để phục vụ lượng lớn bệnh nhân vào mùa cao điểm, giữ gìn vệ sinh trong môi trường ẩm mặn, dễ lây nhiễm bệnh tật.
Bệnh xá đảo Trường Sa thuộc Lữ đoàn 146 thuộc Vùng 4 Hải quân, do Bệnh viện Quân y 175 thực hiện nhiệm vụ công tác y tế được đầu tư đầy đủ hệ thống siêu âm, X-quang, xét nghiệm cơ bản bảo đảm cho cấp cứu và cứu chữa ban đầu cho bà con ngư dân đang sinh sống và làm việc trong khu vực. Đây không chỉ là điểm tựa tiếp thêm sức mạnh về tinh thần, vật chất, sức khỏe cho quân dân các đảo trong hành trình vươn khơi bám biển mà còn khẳng định sự kết nối liền một dải giữa đất liền với những vùng biên cương, xa xôi của Tổ quốc.
Thiếu tá Thân Văn Dũng, cho biết: “Dù khắc nghiệt, bệnh xá đảo Trường Sa vẫn giữ được vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe cho quân dân trên biển. Với sự hỗ trợ từ hệ thống telemedicine, khoảng cách địa lý giữa đảo và đất liền được rút ngắn đáng kể. Những ca bệnh phức tạp không còn phải "phó mặc số phận" vì thiếu bác sĩ chuyên khoa”.
Anh Hồ Văn Luận, người nhà bệnh nhân, cho biết: "Tại bệnh xá, từ ăn uống, thuốc men đến chăm sóc đều miễn phí, chu đáo. Các bác sĩ không chỉ điều trị mà còn động viên tinh thần bệnh nhân thường xuyên. Người bệnh không còn cảm giác cô đơn hay sợ hãi giữa biển cả".
"Không phải lúc nào cũng thành công. Nhưng anh em đều cố hết sức. Một phút chậm trễ ngoài đảo có thể đổi bằng cả sinh mạng", bác sĩ Cường chia sẻ. Có những ca chấn thương sọ não, tràn khí màng phổi, suy đa phủ tạng... vẫn được các bác sĩ nơi đây cứu sống ngoạn mục, bất chấp điều kiện thiếu thốn.