
Sinh viên tìm hiểu các vị trí việc làm tại chương trình Ngày hội việc làm - Kết nối thành công năm 2025 do Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 22-3 - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Ngày 22-3,
Sinh viên tìm hiểu các vị trí việc làm tại chương trình Ngày hội việc làm - Kết nối thành công năm 2025 do Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 22-3 - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Ngày 22-3,
GS.TS Chử Đức Trình - hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - phát biểu tại chương trình - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Ông Trình cho biết thời gian qua nhà trường đã làm việc với nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới có ý định đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên theo ông, điều khiến nhiều doanh nghiệp "sợ nhất" lại là bài toán lao động Việt Nam nhảy việc quá nhiều.
"Nếu nhân lực cảm thấy tìm việc mới mà hiệu quả, phát triển được lâu dài hơn, cho bước trưởng thành cao hơn trong công việc hiện tại thì có thể nghĩ đến chuyển việc.
Thu nhập với người lao động là rất quan trọng, nhưng nếu chỉ nhảy việc vì một mục tiêu ngắn hạn, vì mức thu nhập cao ngắn hạn thì nên cân nhắc. Nhảy việc vì mục tiêu ngắn hạn không bao giờ làm được việc lớn", ông Trình nói.
Sinh viên công nghệ thích ứng thế nào?
Ông Trình cho biết theo một thống kê trên thế giới, một lao động từ lúc bắt đầu đi làm đến lúc nghỉ hưu thường trải qua khoảng 4-6 lần công việc.
Trong đó trong các lần chuyển việc phải bổ sung kiến thức, kỹ năng phù hợp công việc mới, đặc biệt phải bổ sung kỹ năng thích nghi với công việc mới, thích nghi với điều kiện sống mới.
Theo ông, sẽ không có một trường đại học nào, dù trường top 1 trên thế giới có thể cung cấp kiến thức, kỹ năng trọn đời cho công dân.
Do vậy trong quá trình đi làm, tất cả mọi người đều phải gắn cho mình kiến thức, kỹ năng học tập suốt đời, học tập những thứ chưa biết để thích ứng với công việc; kiến thức đã học rồi nhưng phải học lại.
Với sinh viên ngành công nghệ, theo ông thì các bạn chỉ có thể thành công nếu biết chọn việc khó, phải là người đi đầu, chọn việc thử thách cao và hứa hẹn thành công lớn.
Để làm được những điều trên, sinh viên cần học tập tốt nhất, đặc biệt tập trung vào những kiến thức kỹ năng cơ bản nhất, hàn lâm nhất thì mới có thể bay cao và bay xa.
"Sinh viên công nghệ sẽ phải là trụ cột phát triển các công nghệ số, biến công nghệ số trở thành phương thức sản xuất số của mọi nhà, mọi doanh nghiệp.
Sinh viên công nghệ cũng cần góp phần lan tỏa tinh thần sẵn sàng khai thác các dịch vụ số cho mỗi người dân, góp phần vào công cuộc bình dân học vụ số, bình dân học vụ AI mà Đảng và Chính phủ đang mong muốn", ông Trình nói.