Hà Nội đề xuất còn 15 sở và 1 cơ quan tương đương sau sắp xếp

Admin

TPO - Sau khi hợp nhất, sáp nhập, Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương. Riêng Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố đang thực hiện thí điểm theo quy định của Trung ương.

UBND TP.

Khu liên quan Võ Chí Công

Thành lập Sở KH&CN Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Sở TT&TT và Sở KH&CN. Sở mới kế thừa chức năng, nhiệm vụ hiện đang giao cho Sở TT&TT và Sở KH&CN; trừ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, truyền thông, thông tin điện tử chuyển sang Sở Văn hóa và Thể thao và nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn, an ninh thông tin mạng chuyển sang Công an thành phố.

Trước sắp xếp 2 Sở có 21 đơn vị trực thuộc. Sau sắp xếp Sở mới có 12 đầu mối trực thuộc (giảm 9 đầu mối, tỷ lệ 42,86%). Trong đó, gồm 8 phòng chuyên môn và 4 đơn vị sự nghiệp công lập.

Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ&TBXH. Sở mới sẽ cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ hiện đang giao cho Sở Nội vụ và tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động, người có công, bình đẳng giới từ Sở LĐTB&XH.

Trước sắp xếp 2 Sở có 29 đơn vị trực thuộc. Sau sắp xếp Sở mới có 22 đầu mối trực thuộc (giảm 7 đơn vị). Bao gồm 11 phòng chuyên môn, 1 Chi cục và 10 đơn vị sự nghiệp công lập.

Tổ chức lại Văn phòng UBND TP. Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND TP. Hà Nội. Văn phòng UBND TP. Hà Nội tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ hiện đang giao cho Văn phòng UBND Thành phố; bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ (trước sắp xếp) và nhiệm vụ của Trung tâm Báo chí Thủ đô thuộc Sở TT&TT. Trước sắp xếp 2 cơ quan có 17 đơn vị trực thuộc. Sau sắp xếp Văn phòng UBND thành phố có 13 đơn vị trực thuộc. Trong đó, có 10 phòng chuyên môn, 1 đơn vị tương đương Chi cục và 2 đơn vị sự nghiệp công lập.

Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Sở Xây dựng mới cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ hiện đang giao cho Sở Xây dựng và Sở GTVT; trừ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ chuyển sang Công an thành phố. Trước sắp xếp 2 Sở có 30 đơn vị trực thuộc. Sau sắp xếp Sở mới có 23 đơn vị trực thuộc (giảm 7 đơn vị, tỷ lệ 23,3%). Trong đó, gồm 17 phòng chuyên môn và 6 đơn vị sự nghiệp công lập.

Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ. Trước sắp xếp, 2 đơn vị có 7 phòng chuyên môn. Sau sắp xếp Sở mới có 4 phòng chuyên môn, giảm 3 đơn vị.

Thành lập Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Khu Công nghiệp TP. Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Trước sắp xếp, 2 Ban có 17 đơn vị trực thuộc. Sau sắp xếp Ban mới có 11 đơn vị trực thuộc (giảm 6 đơn vị, tỷ lệ 35%).

Như vậy, sau sắp xếp Hà Nội có 15 sở và 1 cơ quan tương đương. Bao gồm: Sở Nội vụ; Sở Tư pháp; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở KH&CN; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở GD&ĐT; Sở Y tế; Thanh tra Thành phố; Văn phòng UBND thành phố; Sở Dân tộc và Tôn giáo; Sở Du lịch; Sở Quy hoạch - Kiến trúc; Ban Quản lý khu công nghệ cao và khu công nghiệp thành phố.

Riêng Trung tâm Phục vụ Hành chính công Thành phố đang thực hiện thí điểm theo quy định của Trung ương.

Về số lượng các Phó Giám đốc Sở và tương đương, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sẽ quyết định.

Dự kiến, Tờ trình sẽ được HĐND TP. Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp chuyên đề được tổ chức ngày 25/2.

Sáp nhập nhiều đơn vị thuộc Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao
Việc sử dụng cơ sở nhà, đất các Bộ sau hợp nhất ra sao?
Hà Nội dự kiến phê duyệt thành lập các sở mới trong tháng 2/2025
Hà Nội dự kiến phê duyệt thành lập các sở mới trong tháng 2/2025