![]() |
Khu vực để thùng phuy |
Dầu được tái chế tại nhà xưởng. |
Số chất thải này được Giang chỉ đạo nhân viên đổ ra hố đào dài 14m ở bên ngoài xưởng tái chế. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã niêm phong và giao đơn vị có chức năng bảo quản theo quy định.
Theo tài liệu điều tra, từ năm 2014, Bùi Quốc Giang làm nghề thu gom dầu thải của các cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy ở tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội... để bán lại cho các cơ sở kinh doanh.
![]() |
Khu vực hố đối tượng đổ bã dầu thải. |
Khi biết một số người làm nghề tái chế dầu thải có thu nhập cao, cuối năm 2018, Giang xây dựng cơ sở tái chế dầu thải tại tỉnh Nam Định để tái chế dầu kiếm lời. Sau đó, di chuyển các công cụ phương tiện dùng để tái chế dầu thải qua nhiều địa phương khác nhau do gây ô nhiễm và gặp sự phản đối của nhân dân, chính quyền địa phương.
Đến tháng 10/2024, Giang xây dựng cơ sở tái chế dầu thải tại khu vực bãi 42, thôn Hạ. Giữa tháng 12/2024, thì chính thức hoạt động.
![]() |
Cảnh sát làm việc với người của xưởng sản xuất. |
Trung bình mỗi ngày cơ sở này tái chế khoảng 3.000 - 4.000 lít dầu thải và thu được từ 2.000 - 2.500 lít dầu thành phẩm, còn lại là bã dầu thải và cặn axit, ôxi già. Trung bình cứ 100% dầu thải, Giang thu lại được 70% dầu thành phẩm, còn lại 30% là cặn dầu.
Căn cứ kết quả lấy mẫu thử nghiệm của Viện khoa học công nghệ năng lượng và môi trường thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đối với số chất thải tạm giữ của Bùi Quốc Giang tại khu vực bãi 42, thôn Hạ, xác định 6.950kg bã dầu khô là chất thải nguy hại theo Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại của Bộ Tài nguyên môi trường.