Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm

Admin

Mặc dù có biển cấm xe máy vào các khung giờ 6h - 9h và 16h - 19h30, tuy nhiên, các phương tiện vẫn thản nhiên đi lên cầu vượt Láng Hạ - Lê Văn Lương (Hà Nội).

Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm

Cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ được khởi công xây dựng năm 2012 với thiết kế dài 315,5m, rộng 9m, gồm hai làn xe cho mỗi chiều đi nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực này.

Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm (Hình 2).

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin tại 2 đầu cầu vượt Lê Văn Lương - Láng Hạ đều được treo biển cấm xe máy lưu thông từ khung giờ 6h - 9h và 16h - 19h30, thế nhưng, nhiều xe máy vẫn cố chen lấn để di chuyển lên cầu.

Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm (Hình 3).

Việc lượng lớn xe máy di chuyển trên cầu bất chấp biển cấm, khiến cho tình trạng tắc nghẽn càng thêm trầm trọng.

Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm (Hình 4).

Người dân phớt lờ biển cấm tại khu vực này.

Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm (Hình 5).

Mặc dù phần đường hai bên cầu thông thoáng, ít phương tiện lưu thông, thế nhưng hàng loạt xe máy vẫn cố di chuyển lên trên cầu.

Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm (Hình 6).

Việc người dân ngang nhiên đi lên cầu vượt trong khoảng thời gian cấm diễn ra hàng ngày.

Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm (Hình 7).

Theo chia sẻ của nhiều người, do có tâm lý muốn đi nhanh để kịp giờ làm nên đi theo kiểu bất chấp.

Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm (Hình 8).

Cũng bởi vậy mà tại đây thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông.

Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm (Hình 9).
Dân sinh - Hà Nội: Xe máy nối đuôi nhau đi vào đường cấm giờ cao điểm (Hình 10).

Bên cạnh đó, khi vừa xuống cầu, hàng loạt xe máy tiếp tục di chuyển vào làn đường dành riêng cho BRT (đường cho xe buýt), tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông trong khu vực.