Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng

Admin

TPO - Mới đưa lồng bè vào nuôi trồng thủy hải sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng), nhiều hộ dân bức xúc vì ô lồng mới đóng một năm đã xuất hiện nhiều bất cập, hư hỏng.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 1

Thực hiện Nghị quyết 05 của TP. Hải Phòng về việc hỗ trợ tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản và

Về đề án nuôi trồng thủy sản lồng bè trên các vịnh, Công ty Cổ phần Tập đoàn nhựa Super Trường Phát (Công ty Nhựa Super Trường Phát) đã đóng mới 7/10 lồng bè bằng vật liệu nhựa HDPE cho các hộ dân. Trong đó, 9 gia đình đã đưa lồng bè mới vào sử dụng, còn một hộ chưa dám thả lưới nuôi cá trở lại.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 3

Ông Trần Văn Nhân (66 tuổi) cho biết, các sở, ngành chức năng thành phố hướng dẫn, khuyến khích bà con ưu tiên sử dụng vật liệu làm ô lồng, phao nổi bằng nhựa HDPE. Sau đó, Công ty Nhựa Super Trường Phát đã đóng mới ô lồng cho ngư dân với giá hơn 600 triệu đồng/lồng bè. Tuy nhiên, gia đình ông và các hộ mới thả lưới nuôi cá khoảng một năm đã xuất hiện nhiều bất cập.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 4

Theo ông Nhân, phao nổi bằng nhựa HDPE liền khối, không có ô thoáng khiến nước mặt tù đọng rác thải, vệt dầu loang. Lối ngăn giữa các ô lồng được kết nối bằng ống nhựa không phao nổi dẫn đến bị xiêu vẹo khi ông đi chăm cá, thả lưới, vệ sinh. Sau kiến nghị, nhân viên Công ty Nhựa Super Trường Phát xuống kiểm tra, lắp bổ sung phao nhựa, thậm chí bổ sung cả phao xốp.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 5

Trên móng phao được lắp đặt ván nhựa nhưng rất mỏng, giòn yếu, thường xuyên vỡ vụn, hư hỏng sau khi đưa vào sử dụng. Theo ông Nhân, khi chăm cá hoặc di chuyển qua lại bà con phải rất cẩn thận vì ván nhựa giòn, dễ vỡ.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 6

Ông Trần Văn Nhân vớt rác trong ô lồng vì phao nhựa liền khối khiến nước mặt tù đọng.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 7

Theo các ngư dân, thậm chí có hộ mới đưa nhà ở và ô lồng vào sử dụng không lâu, căn nhà nổi bất ngờ bị nghiêng, nguy cơ bị đắm nên họ khẩn cấp báo đơn vị thi công. Sau đó, nhân viên Công ty Nhựa Super Trường Phát xuống lắp thêm phao nhựa chịu lực cho người dân.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 8

Căn nhà nổi và ô lồng duy nhất được làm hoàn toàn bằng vật liệu nhựa HDPE của gia đình ông Cao Xuân Hải (hơn 60 tuổi) có giá khoảng 2,3 tỷ đồng, cao gấp gần 4 lần lồng bè của 9 hộ trước và gấp khoảng 7 lần lồng bè truyền thống. Theo ông Hải, phao nổi liền khối, không có khe thoáng khiến mặt nước tù đọng. Thành ô lồng rất cao khiến việc thả lưới, thu hoạch hay vệ sinh lưới rất khó khăn, mất nhiều công sức hơn.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 9

Trong khi đó, căn nhà nổi mới làm bằng mái tôn, tường thạch cao của gia đình ông Hải không có khoảng sân trống dựng bạt che nắng nên những ngày hè oi bức vừa qua, gia đình ông chật vật chống nóng.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 10

Ông Bùi Văn Luyện, một trong những người đầu tiên nuôi trồng thủy hải sản ở Cát Bà cho rằng, lồng bè bằng gỗ và phao nổi rất chắc bền, tiết kiệm chi phí, phao nổi bằng thùng phuy nhựa có khe thoáng giúp nước mặt lưu thông tránh tù đọng và giúp cá lớn nhanh.

Hải Phòng: Lồng bè nuôi cá vừa đóng mới đã hỏng ảnh 11

Ông Luyện cũng cho rằng, lồng bè bằng gỗ cũng thuận lợi cho người dân thả lưới, nuôi cá, thu hoạch và vệ sinh lưới khi cần thiết. Do đó, bà con mong muốn được thành phố chấp thuận phương án cải tạo sửa chữa, nâng cấp lồng bè bằng vật liệu gỗ, phao phuy nhựa để đảm bảo việc chăn nuôi có hiệu quả và đảm bảo thân thiện môi trường, cảnh quan.

Đầu tháng 6, ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực hiện đề án nuôi trồng thủy sản lồng bè trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà. Việc sử dụng vật liệu HDPE để đóng lồng bè nuôi trồng thủy sản theo ông Thọ là phù hợp, là xu thế phát triển và đã được nhiều địa phương áp dụng.
Lãnh đạo UBND huyện Cát Hải báo cáo, quá trình thực hiện đề án còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, như: chi phí đóng lồng bè quá cao, vật liệu HDPE chưa phù hợp, người dân mong muốn sử dụng vật liệu truyền thống là các phuy nhựa kết hợp với gỗ.

Trao đổi với PV, đại diện Công ty Nhựa Super Trường Phát cho biết, họ đã tiếp nhận ý kiến phán ảnh của ngư dân trên quần đảo Cát Bà. Đồng thời, khẳng định lồng bè bằng vật liệu HDPE có tuổi thọ lên tới 50 năm, đơn vị cam kết bảo hành 1 đổi 1 cho ngư dân. Về những bất cập khi sử dụng, đại diện Công ty Nhựa Super Trường Phát khẳng định sẽ khắc phục hoàn toàn để phù hợp với điều kiện nuôi trồng cho ngư dân. Đồng thời, hỗ trợ tốt cả giống, thức ăn cho ngư dân nuôi thủy sản.