
Lối vào phủ Tây Hồ đông kín người sáng 24-2 - Ảnh: PHẠM TUẤN
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, càng về thời điểm buổi trưa, dòng người đổ về
Lối vào phủ Tây Hồ đông kín người sáng 24-2 - Ảnh: PHẠM TUẤN
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, càng về thời điểm buổi trưa, dòng người đổ về
Khoảng sân bên trong phủ cũng đông đúc - Ảnh: PHẠM TUẤN
Không được đốt mã, hình nhân thế mạng tại phủ Tây Hồ
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trương Tiến Hồi - trưởng tiểu ban quản lý di tích phủ Tây Hồ - cho biết để đảm bảo an toàn cho người dân đi lễ phủ, đơn vị đã phối hợp với Công an quận Tây Hồ bố trí lực lượng túc trực tại các điểm ra vào, thờ tự để sẵn sàng xử lý khi có các sự cố không mong muốn.
"Nhờ vậy, đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào tới phủ bị mất tài sản hay bị móc túi" - ông Hồi thông tin.
Đồng thời, phủ cũng cấm người dân đốt hương bên trong nơi thờ tự để hạn chế nguy cơ cháy nổ. Ngoài ra, theo ông, phủ Tây Hồ cũng cấm việc mang mã, hình nhân thế mạng vào phủ đốt, thay vào đó chỉ cho phép đốt tiền vàng.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, nhờ áp dụng việc thu tiền vé gửi xe không dừng với xe ô tô, không dùng tiền mặt đối với xe máy, nên đã giải quyết được dứt điểm tình trạng "chặt chém" vé gửi xe khi người dân tới lễ phủ Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ là một địa điểm tâm linh nổi tiếng được người dân thủ đô và các tỉnh lân cận thường lui tới vào những ngày rằm, lễ Tết - Ảnh: PHẠM TUẤN
Từ mùng 1 Tết đến hết tháng giêng, phủ Tây Hồ luôn đông đúc người dân tới hành lễ - Ảnh: PHẠM TUẤN
Một bạn trẻ đang thành tâm cầu nguyện - Ảnh: PHẠM TUẤN