Đến Việt Nam vì áp lực của cha, cảm xúc từ phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam rồi lại luôn đau đáu làm thế nào để hàn gắn vết thương chiến tranh là câu chuyện của cựu thủy quân lục chiến Mỹ, ông Ted Hammett.
Mục lục
Ông Ted (bìa phải hàng sau cùng) và các cán bộ và chị em tham gia dự án năm 2011 - Ảnh: NVCC
Ở tuổi 79, ông Ted một lần nữa quay trở lại Việt Nam đúng vào dịp 50 năm cuộc chiến chính thức khép lại, hai miền Nam - Bắc thu về một mối. Cảm xúc của ông lúc này với
Gặp lại các chị em cùng tham gia dự án dự phòng lây nhiễm HIV năm 2023, 16 năm sau khi bắt đầu dự án này. Trong ảnh bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh ở bìa phải ảnh - Ảnh: NVCC
Bước qua tâm lý rụt rè
Lần đầu trở lại Việt Nam năm 1997, cảm xúc của ông Ted giống như mọi cựu binh Mỹ khác đã từng tham chiến tại đây. Trong đầu họ là hàng trăm câu hỏi, đại loại như: "Liệu người Việt Nam có căm ghét tôi không khi biết tôi từng cầm súng bên kia chiến tuyến?" hay "Họ sẽ làm gì tôi nếu biết tôi là một cựu binh Mỹ?".
Tất cả sự rụt rè đó đều biến mất khi Ted đến Việt Nam. "Gần như không có sự thù địch nào ở đây cả. Tất cả đều bao dung và chào đón những du khách Mỹ", ông nhớ lại. Ấn tượng của ông khi đó về Việt Nam là một đất nước vừa bước ra khỏi thời kỳ bao cấp, đang thực hiện "Đổi mới".
Như một sự trùng hợp định mệnh, trong một lần đến Trung Quốc để tập huấn trong khuôn khổ chương trình về phòng chống HIV/AIDS cũng trong năm 1997, ông đã gặp một người Việt Nam tại hội nghị.
Trong cuộc trò chuyện với con người mà ông không nhớ rõ tên đó, Ted và đồng nghiệp đã bày tỏ sự quan tâm, mong đến Việt Nam làm việc cho một chương trình về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cuộc gặp đó mở lối nhưng phải mất vài năm sau, đến 2001, công việc mới thực sự bắt đầu.
Có rất nhiều cách để hàn gắn và hòa giải vết thương chiến tranh và ông Ted đã chọn những công việc hướng tới sức khỏe cộng đồng để góp phần làm điều đó.
"Tôi đã làm việc trong một dự án cung cấp dịch vụ và đặc biệt là kim tiêm sạch cho những người tiêm chích ma túy để giúp ngăn ngừa HIV cho họ chồng/vợ họ ở Lạng Sơn và Hà Giang. Dự án đó rất thành công trong việc giảm tỉ lệ HIV trong số những người tiêm chích ma túy.
Năm 2008, chúng tôi giành được một dự án mới có tên là Sáng kiến Chính sách y tế Việt Nam, hợp tác về chính sách phòng chống HIV/AIDS. Cùng năm đó, tôi đã chuyển đến sống tại Hà Nội trong ba năm rưỡi. Tôi là trưởng nhóm của dự án, do USAID tài trợ", ông Ted kể lại.
Công việc đã cho ông gặp gỡ nhiều người Việt Nam, từ các quan chức y tế đến người dân và các tình nguyện viên, các đối tác của công ty ông tại Việt Nam.
"Chương trình bảo hiểm y tế xã hội của Chính phủ Việt Nam, trong đó chi trả cho điều trị HIV/AIDS đã khá thành công và bây giờ tôi nghĩ rằng điều trị HIV/AIDS cho tất cả người Việt Nam cần điều trị đã được chi trả thông qua chương trình bảo hiểm y tế xã hội của Chính phủ", ông chia sẻ suy nghĩa.
Người bền bỉ dõi theo Việt Nam với một tình yêu chân thành
Bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng có thời gian làm việc nhiều với ông Ted. Chị kể từ 2007, khi đó chị và ông Ted cùng nhận thấy Việt Nam có nhiều người nhiễm HIV là người nghiện ma túy và đã có chương trình can thiệp ngừa lây nhiễm HIV cho họ, nhưng ngừa cho chồng/vợ của họ thì chưa có chương trình nào.
"Khi ấy người ta ít quan tâm đến nhóm này, trong khi những người phụ nữ vợ của người nghiện rất tự ti, luôn nghĩ là thân phận họ nhỏ bé, không biết phòng ngừa lây nhiễm. Chúng tôi cùng xây dựng một dự án làm sao giữ được cho họ âm tính. Dự án đã hoạt động được trong 6 năm, hàng ngàn phụ nữ, nam giới tham gia và không ai lây nhiễm HIV" - chị Oanh nói.
Và điều chị mừng hơn nữa là những người trong nhóm, vốn từng nghĩ thân phận họ nhỏ bé ấy, đã cùng nhau xây dựng được một cộng đồng để hỗ trợ nhau trong cuộc sống, đến nay nhiều người đã ổn định, con cái đi học đại học.
"Có một bạn gái từng bị bán đi làm gái mại dâm từ năm 11 tuổi, sau này bạn đã tham gia nhóm, rồi bạn lấy chồng, sinh con, đám cưới của bạn ấy ông Ted đã đến dự. Tôi nhớ lần đầu tiên có người trong nhóm có con đỗ đại học họ mừng lắm, họ cũng nhắn tin cho ông Ted, cách ông ấy yêu mến họ khiến họ tin yêu ông như một người thân" - bác sĩ Oanh chia sẻ.
Bác sĩ Oanh là con gái trung tướng Khuất Duy Tiến (trung tướng Tiến đã mất năm 2024 - PV), người chỉ huy trận đánh ở cao điểm 1015 trong chiến tranh. Đó là trận đánh ác liệt nhất trong cuộc đời trận mạc của ông Tiến, và bác sĩ Oanh mong tìm lại tư liệu về trận đánh ấy.
"Phía Mỹ có một cuốn sách liên quan trận đánh này nên tôi đã đi tìm tư liệu kể cả ở Mỹ và ông Ted đã giúp rất nhiều. Ở tuổi gần 80, ông Ted vẫn đặt mục tiêu đến Việt Nam mỗi năm một lần về bền bỉ hỗ trợ cho Việt Nam, đặc biệt về y tế công cộng. Ông nói nhờ những công việc trong 20 năm nay mà ông mới hiểu rõ về Việt Nam và yêu Việt Nam đến thế. Ông đã dõi theo Việt Nam với một tình yêu chân thành" - bác sĩ Oanh nói.
Cựu binh Mỹ muốn trả nhật ký của liệt sĩ Cao Xuân Tuất vào tháng 3
Cựu binh Mỹ Peter Mathews thông qua thư điện tử gửi đến ngành chức năng tỉnh Hà Tĩnh mong muốn qua Việt Nam trao trả nhật ký cho gia đình liệt sĩ Cao Văn Tuất vào cuối tháng 3-2023.
TPO - Trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phần diễu binh của 36 khối thuộc Quân đội, Dân quân tự vệ và Công an, Khối Quân đội của Lào, Campuchia và Trung Quốc tạo nhiều ấn tượng trong sáng 30/4.
TPO - Nam điều dưỡng bị hành hung khi cấp cứu ca sốc phản vệ nói gì? Phát hiện 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa chất cấm, 2 du khách phát hiện kho báu chứa nhiều trang sức và 3,7kg vàng…
TPO - Hòa chung không khí hào hùng của cả nước trong những ngày tháng 4 lịch sử, hôm nay (30/4), đông đảo người dân và du khách tại phố biển Quy Nhơn hướng về TPHCM qua màn hình tivi để theo dõi truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), cũng như xuống phố check-in, lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày lịch sử.
TPO - Danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước nhằm ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPHCM trong phòng, chống đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế - xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
TPO - Màn trình diễn bay thả cờ, thả bẫy nhiệt, các khối diễu binh, diễu hành, không khí sôi động và phấn khởi của người dân TPHCM nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào sáng 30/4 đã để lại ấn tượng sâu sắc.
TPO - Sáng 30/4, trong không khí sôi động và phấn khởi của người dân TPHCM nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, màn trình diễn của phi đội tiêm kích đã trở thành một dấu ấn không thể quên, thể hiện sức mạnh, sự dũng mãnh và tinh thần quật cường của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
TPO - Trước phản ánh của dư luận về tình trạng tăng giá bán, ép giá, khai thác cầm chừng... trong hoạt động mua bán, gây khó khăn trong việc đáp ứng vật liệu xây dựng phục vụ các dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo ngành chức năng khẩn trương triển khai các biện pháp quản lý hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh cát sỏi lòng sông.
TP - Trân trọng hoà bình, người trẻ hôm nay nỗ lực hết mình, với lý tưởng sáng tạo, ước mơ lớn, cùng khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu.
TPO - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, một sự kiện đầy ý nghĩa vừa được khởi xướng bởi runner Nguyễn Thị Ánh Tuyết - người về nhì cự ly 10km nữ phong trào của Tiền Phong Marathon 2025 - cùng cộng đồng chạy bộ, khi vẽ nên bản đồ Tổ quốc bằng những bước chân của niềm tự hào và tình yêu nước nồng nàn.