Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Admin

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

v - Ảnh 1.

Tại Hà Nội hiện có 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. Nhưng có những quận, huyện chỉ có khoảng 40-55% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày - Ảnh: VĨNH HÀ

Hiện có hai luồng ý kiến, cảm xúc khác nhau từ việc này. Theo đó, nhiều hiệu trưởng, giáo viên hơi băn khoăn khi hình dung việc

Một tiết học tiếng Việt của cô trò lớp 2 Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM tại thư viện của trường - Ảnh: NHƯ HÙNG

Trụ sở dôi dư sẽ ưu tiên để làm trường học

Để khắc phục tình trạng nhiều địa phương như Hà Nội, TP.HCM... thiếu trường công lập, ông Nguyễn Tân Thịnh - cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) - cho biết nhà, đất công được ưu tiên để làm trường học.

Cụ thể số lượng tài sản công, nhất là trụ sở cơ quan nhà nước sẽ dôi dư rất lớn sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sáp nhập và tổ chức chính quyền địa phương theo hai cấp. Do đó trong công văn hướng dẫn xử lý tài sản công vừa gửi cho các bộ ngành, UBND tỉnh, Bộ Tài chính nêu rõ trụ sở cơ quan nhà nước dôi dư sẽ được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở giáo dục, y tế, thư viện, công viên...

“Qua trao đổi, các địa phương đều quán triệt tinh thần này. Và chúng tôi có lưu ý địa phương cần tính toán quỹ đất phục vụ cho giáo dục, y tế theo mô hình xã mới, tỉnh mới chứ không phải xã, tỉnh trước đây” - ông Thịnh cho hay.

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập - Ảnh 4.

Giờ học thể dục của học sinh một trường tiểu học ở Đắk Lắk - Ảnh: TRUNG TâN

- Đại biểu TRẦN QUỐC TUẤN (đoàn Trà Vinh):

Cần kế hoạch triển khai đồng bộ

Chủ trương của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tổ chức học 2 buổi/ngày miễn phí cho học sinh từ năm học 2025 - 2026, hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tiểu học và THCS ở các xã biên giới, đã tạo tâm điểm thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là phụ huynh học sinh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa…

Để thực hiện hiệu quả chủ trương mang tính chiến lược, đột phá và rất nhân văn về giáo dục và đào tạo, ngoài các chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ GD-ĐT cần khẩn trương phối hợp các ban, bộ ngành Trung ương hướng dẫn các địa phương chủ động triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm.

Trong đó, cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đặc biệt là nhanh chóng cải tạo phòng học tại các vùng khó khăn, tận dụng không gian cộng đồng, nhất là tận dụng các trụ sở cơ quan sau sắp xếp. Đảm bảo có đủ phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, thiết bị công nghệ (máy tính, máy chiếu) và đảm bảo kết nối Internet ở vùng sâu, vùng xa.

Cùng với đó, đảm bảo có nước sinh hoạt, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, có sân chơi, chỗ ở cho giáo viên, trong đó có cả không gian sinh hoạt cộng đồng cho học sinh học tập các môn kỹ năng mềm.

Cần chuẩn bị tốt chương trình học tập linh hoạt, có thể buổi sáng tập trung vào môn chính (toán, văn, ngoại ngữ…). Buổi chiều dành cho hoạt động ngoại khóa, kỹ năng sống, hoặc phụ đạo. Mời chuyên gia, sinh viên sư phạm hỗ trợ giảng dạy hoặc tổ chức hoạt động ngoài giờ.

Một nội dung khác là từng địa phương phải chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, ngân sách hỗ trợ, lộ trình, đối tượng và địa bàn triển khai áp dụng ngay trong năm học 2025 - 2026, sau đó sẽ nhân rộng áp dụng cho đối tượng và địa bàn rộng hơn. Chính phủ cần nghiên cứu tăng tỉ trọng chi ngân sách cho giáo dục, ưu tiên vùng khó khăn.

Quá trình triển khai phải đi kèm với giải pháp truyền thông, phổ biến lợi ích của học 2 buổi/ngày qua truyền thông địa phương, họp phụ huynh. Cũng cần có giám sát chặt chẽ, không để xảy ra thu phí trái phép, đảm bảo thực hiện hiệu quả nội dung kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm.

- Đại biểu NGUYỄN THỊ VIỆT NGA (phó Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương):

Tránh buổi 2 thành học thêm không thu tiền

Tổng Bí thư Tô Lâm đã thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.

Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hóa, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện. Thời gian thực hiện từ năm học 2025 - 2026. Tôi cho rằng đây là chủ trương rất nhân văn, phù hợp.

Để thực hiện được việc này cần xây dựng lộ trình hợp lý qua từng năm học chứ không thể ngay lập tức áp dụng, 100%, bởi năm học 2024 - 2025 sắp kết thúc và năm học 2025 - 2026 đã sắp tới.

Bên cạnh đó, các địa phương, nhà trường phải chuẩn bị rất kỹ về cơ sở vật chất. Bởi muốn dạy và học thì chắc chắn phải có trường, lớp. Hiện nay tình trạng thiếu lớp học vẫn xảy ra và ngay tại Hải Dương là tỉnh trung tâm Đồng bằng sông Hồng vẫn thiếu lớp học.

Trong đó, nhiều nơi học sinh phải học các lớp học tạm, không có đầy đủ trang thiết bị theo yêu cầu hay số lượng học sinh quá lớn, trong khi thiếu phòng học dẫn đến phải học 2 ca. Vì vậy, phải đảm bảo và coi đây là ưu tiền hàng đầu.

Điều thứ hai, hiện nay, theo thống kê của ngành giáo dục còn thiếu hơn 100.000 giáo viên trên cả nước nên phải có cơ chế, chính sách để tuyển đủ được giáo viên.

Điều quan trọng không kém là ngành giáo dục, các địa phương, trường cần xây dựng chương trình học buổi 2 thế nào cho hợp lý, tránh học buổi 2 thành học thêm không thu tiền. Khi đó, lại nhồi nhét thêm kiến thức, có thể dẫn đến gia tăng áp lực lên học sinh.

Việc Tổng Bí thư nhấn mạnh khuyến khích tăng thời lượng dạy kỹ năng sống, các môn nghệ thuật là rất hợp lý, cần xây dựng chương trình cho hợp lý. Hiện nay, các trường đều thiếu giáo viên nghệ thuật, kỹ năng sống nên cần có phương án, lộ trình tuyển dụng, mời các chuyên gia tham gia hỗ trợ giảng dạy.

Một số giáo viên băn khoăn lẽ ra chỉ dạy một buổi, còn giờ tại sao dạy thêm buổi thứ 2 lại không được thu tiền? Tôi cho rằng việc này không đáng lo, bởi tại kỳ họp Quốc hội này sẽ xem xét thông qua Luật Nhà giáo với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho giáo viên.

Trong đó, lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hệ thống nhà nước. Ngoài ra, tùy theo địa bàn mà giáo viên sẽ được nhận nhiều hỗ trợ, chính sách đặc thù khác…

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập - Ảnh 5.Học 2 buổi/ngày không thu phí, bất công với giáo viên, bất cập với học sinh?

Đề xuất dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh THCS và THPT nhưng không thu phí tiếp tục gây tranh luận trong bạn đọc, về việc giáo viên phải dạy thêm giờ và hiệu quả học tập của học sinh.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề