Na Cô Sa (huyện Nậm Pồ, tỉnh
Các poster có gắn mã QR đươc dán tại các điểm công cộng.
Không cầu kỳ, không phức tạp. Tại các điểm công cộng như trạm y tế, trường học, nhà văn hóa… các poster có gắn mã QR được dán kèm hướng dẫn ngắn gọn bằng tiếng Việt và tiếng Mông. Người dân chỉ cần dùng điện thoại thông minh có Zalo hoặc trình quét mã, truy cập vào biểu mẫu và gửi đi thông tin cần phản ánh.
Ngay khi gửi, thông tin được truyền trực tiếp về hòm thư điện tử của Đồn Biên phòng. Từ đây, các cán bộ trực xử lý sẽ tiến hành xác minh, triển khai phương án tiếp cận vụ việc nếu cần thiết.
Đại úy Điềm nhấn mạnh: “Cách làm này khắc phục hoàn toàn độ trễ của hòm thư truyền thống. Mọi phản ánh đều được bảo mật tuyệt đối, người dân không cần ký tên hay lộ diện. Dù trời mưa gió hay đêm tối, người dân vẫn có thể báo tin bất cứ lúc nào".
![]() |
Mô hình "Hòm thư điện tử ẩn danh tố giác tội phạm và xuất nhập cảnh trái phép" là một bước đi lớn trong ứng dụng công nghệ vào công tác bảo vệ an ninh - quốc phòng, gắn bó máu thịt giữa quân và dân. |
Tính đến tháng 4/2025, mô hình đã tiếp nhận gần 50 tin báo từ người dân. Nhờ những thông tin này, lực lượng biên phòng đã vận động nhân dân tự nguyện giao nộp 2 khẩu súng tự chế, xử lý 2 vụ trộm cắp, đẩy đuổi 6 người cư trú bất hợp pháp ra khỏi địa bàn.
Anh Phàng A Phanh, người dân bản Na Cô Sa 4, chia sẻ: “Trước kia tôi có thấy người lạ mặt vào bản nhưng không biết báo ai. Giờ có hòm thư này, chỉ cần điện thoại là gửi được, thấy yên tâm hơn nhiều".
Không chỉ giúp tiếp nhận thông tin, mô hình còn củng cố niềm tin giữa dân với bộ đội. Người dân cảm nhận được sự gần gũi, linh hoạt và hiện đại trong cách làm mới của lực lượng chức năng.
![]() | |
|
Có một thời, việc đưa công nghệ đến vùng biên giới được xem là không tưởng. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh đã phổ biến ngay cả trong các bản xa và đường truyền Internet ổn định, người dân ở Na Cô Sa đã trở thành những “mắt xích” hữu hiệu trong mạng lưới giữ gìn an ninh.
“Chúng tôi sẽ phối hợp với đoàn thanh niên địa phương để tập huấn, hướng dẫn bà con, nhất là người lớn tuổi về cách sử dụng mã QR. Đồng thời, sẽ đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội, bố trí poster tại nơi có sóng điện thoại để tăng hiệu quả", Đại úy Điềm chia sẻ thêm.
![]() |
Cán bộ Đồn Biên phòng Na Cô Sa cùng cán bộ Công an xã hướng dẫn cho người dân cách sử dụng hòm thư. |
Với sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí, đảm bảo bảo mật và dễ nhân rộng, mô hình hòm thư điện tử ẩn danh đang được xem như một sáng kiến có thể triển khai rộng trên toàn tuyến biên giới. Trong tương lai, mô hình có thể tích hợp thêm ngôn ngữ dân tộc thiểu số, chức năng phản ánh trực tuyến qua video hoặc tích hợp ứng dụng di động riêng.
Mô hình hòm thư điện tử ẩn danh không chỉ giúp lực lượng biên phòng kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, mà còn là bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ số vào công tác dân vận, quản lý biên giới.