Những rác thải tưởng chừng như bỏ đi nhưng dưới bàn tay khéo léo của nghệ sĩ David Del Kan, chúng được tạo thêm vòng đời mới, trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đẹp mắt và có giá trị cao.
Mục lục
Dưới đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú của David Del Kan, rác thải tưởng chừng như bỏ đi được tái sinh thành những tác phẩm nghệ thuật có hồn - Ảnh: THANH THÙY
Triển lãm "Nghệ thuật sinh thái làm thủ công" của nghệ sĩ người Pháp David Del Kan diễn ra từ ngày 7 đến 11-5 tại Bảo tàng Đà Nẵng.
Triển lãm quy tụ gần 200
Du khách tham quan, tìm hiểu tại triển lãm “Nghệ thuật sinh thái làm thủ công”
Những vật liệu chế tác được David Del Kan tìm thấy bên đường, trong xưởng phế liệu hay bất cứ đâu mà ông đi qua.
Khi nhìn thấy những nguyên vật liệu phong phú nhưng quen thuộc như lon nước, chai nhựa, tấm chiếu, bàn ghế gỗ không còn sử dụng được, những tấm tôn bỏ đi… David Del Kan nảy ra ý tưởng về việc biến chúng thành những bức tranh ý nghĩa.
Bảo tàng Đà Nẵng chính thức mở cửa, có robot thông minh nói nhiều thứ tiếng dẫn đườngNgười Đà Nẵng ùn ùn về thăm Bảo tàng Khu 5 dịp lễ 30-4
Theo David Del Kan, việc tái tạo những thứ dường như bỏ đi không chỉ tránh lãng phí, tạo nên những tác phẩm giá trị mà còn lan tỏa đến mọi người về việc tái chế rác thải, bảo vệ môi trường.
"Tôi muốn bảo vệ hành tinh này, muốn cứu lấy thế giới khỏi sự biến đổi khí hậu, đó thực sự là điều quan trọng đối với tôi.
Tôi không thích nhìn cảnh khắp nơi toàn rác và rác, môi trường ngày càng ô nhiễm. Tôi yêu môi trường và muốn tái chế rác thải. Đó là lý do mà tôi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật từ rác thải tái chế", ông David Del Kan chia sẻ.
Những bức tranh được vẽ trên những tấm bao bố, miếng vải bỏ đi
Tác phẩm từ rác nhưng không rẻ
Để hoàn thiện một tác phẩm, David Del Kan mất khoảng 1 tháng, với những tác phẩm cầu kỳ và nhiều chi tiết, ông dành khoảng 2 tháng để hoàn thành chúng. Các tác phẩm được ông thổi hồn hoàn toàn theo phương pháp thủ công.
Dưới bàn tay khéo léo, David Del Kan đã biến những vỏ lon thành mô hình con vật thú vị, tấm vải bỏ đi được biến hóa thành hình ảnh cô gái xinh đẹp hay những tấm bao bố là nơi ông vung cọ, vẽ nên những bức họa sống động.
Những tác phẩm của David Del Kan được làm từ rác thải nhưng chúng mang giá trị cao cả về mặt nghệ thuật và vật chất. Nhiều tác phẩm được trưng bày tại triển lãm có giá hàng trăm triệu đồng.
Các tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Đà Nẵng đã tạo niềm thích thú với nhiều người bởi du khách không ngờ chúng được sáng tạo nên từ những nguyên vật liệu tưởng chừng như bỏ đi.
Với David Del Kan, các rác thải bỏ đi đều mang vẻ đẹp và có giá trị riêng
Dẫn đoàn học sinh mẫu giáo đi tham quan triển lãm, chị Vũ Thị Thanh Huyền (giáo viên Trường tiểu học Hoa Ban) nhận thấy đây là những tác phẩm thiết thực, giúp các bạn nhỏ tìm hiểu về việc tái chế rác thải và là nội dung giáo dục trẻ về bảo vệ môi trường ý nghĩa.
"Tôi cảm thấy các tác phẩm này rất ý nghĩa đối với môi trường khi tận dụng, tái chế các sản phẩm bỏ đi để làm ra các tác phẩm gần gũi với cuộc sống. Những tác phẩm này sẽ gieo cho mọi người những ý nghĩa tích cực của cuộc sống về tái chế rác thải và bảo vệ môi trường", chị Vũ Thị Thanh Huyền nói.
Mô hình hổ được David Del Kan làm từ các mảnh logo của một khách sạn
Điểm check-in Bảo tàng Đà Nẵng quá hấp dẫn, đông đảo bạn trẻ xếp hàng rồi đành... quay về
Chỉ vài ngày sau khi chính thức mở cửa, Bảo tàng Đà Nẵng tại địa điểm mới đã thành điểm đến thu hút hàng ngàn người đến tham quan.
TPO - Chiều 8/5, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Trưng bày chuyên đề “Báo chí Cách mạng Việt Nam: Một thế kỷ xung trận và tự hào báo chí Quảng Bình” hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Ngày 8-5, nguồn tin cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã khởi tố, bắt tạm giam người đàn ông giết vợ cũ là cô giáo tiểu học tại huyện Kbang.
TPO - Chủ quán lòng se điếu dài 40 mét xin lỗi vì thông tin sai; Bò “trộm” xe máy khiến người dân hốt hoảng; Cuộc sống trong ngôi làng hang động cuối cùng còn sót lại ở xứ tỷ dân…
Sở Y tế TP.HCM đề xuất phương án duy trì, giữ nguyên bệnh viện, cơ sở bảo trợ xã hội hiện có sau khi sáp nhập với 2 tỉnh. Các đơn vị sự nghiệp công lập này sẽ trực thuộc Sở Y tế TP.HCM.