Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình: Phải tự cởi bỏ những 'vòng kim cô'

Admin

TPO - PGS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, thể chế do con người tạo ra, trải qua quá trình lịch sử phát triển, là "vòng kim cô chúng ta tự trói, bây giờ phải tự cởi bỏ để phát triển".

Sáng 24/2,

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: ĐH.

Nhấn mạnh việc "xuất hiện điểm nghẽn trong quá trình phát triển là hết sức bình thường, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang phát triển không ngừng", ông Lê Hải Bình cho rằng "có niềm tin khi Đảng quyết tâm tháo gỡ điểm nghẽn thì chắc chắn đất nước sẽ có những điều kiện thuận lợi để vươn mình trong kỷ nguyên mới".

Trao đổi tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) đánh giá cao việc Tạp chí Cộng sản cho ra mắt ấn phẩm đặc biệt "Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình".

Ông Đức phân tích, vấn đề thể chế rất lớn, đã được quan tâm từ rất lâu. Đại hội 13 của Đảng đã đặt vấn đề rất quyết liệt về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế để phát triển. Năm 2022, đã có một hội thảo quốc gia tầm cỡ bàn về thể chế chính sách, nguồn lực cho phát triển.

Theo ông Đức, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc thể chế là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", là ý kiến rất đúng. Ông Đức nêu, thể chế do con người tạo ra, trải qua quá trình lịch sử phát triển, là "vòng kim cô chúng ta tự trói, bây giờ phải tự cởi bỏ".

"Chúng ta phải tìm cách tháo gỡ. Có những cái trước đây trói là đúng, nhưng bây giờ mà trói mãi thì sẽ bị nghẽn. Cũng có những cái do chúng ta tự trói, có cái do tác động từ bên ngoài. Phải tháo gỡ các điểm nghẽn cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại", ông Đức nêu.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình: Phải tự cởi bỏ những 'vòng kim cô' ảnh 2

PGS.TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Ảnh: ĐH.

Ông Đức nhấn mạnh, thời gian vừa qua, ông nhận thấy "tính năng động trong hoạt động" của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đoàn thể chính trị là rất rõ. Theo ông Đức, việc tạo ra tầm nhìn mới, sự năng động, chú ý đến động lực phát triển mới là rất tốt. Và vì thế, tập trung vào xử lý điểm nghẽn về thế chế là rất đúng.

PGS.TS Phạm Duy Đức phân tích, có nhiều quan niệm về thể chế, theo nghĩa hẹp thì thể chế gắn liền với hệ thống luật pháp, các quy định chính sách; còn rộng hơn, thể chế bao gồm cả thiết chế về bộ máy tổ chức nhân sự và cơ chế vận hành.

"Chúng ta đang sắp xếp lại các bộ ban ngành, đấy là "động vào" thiết chế đã dựng lên rất lâu. Có những cái già nua, cũ kỹ, cản trở sự nghiệp đổi mới. Hiện Trung ương cũng có chủ trương điều chỉnh bỏ cấp chính quyền trung gian, sáp nhập một số tỉnh, thành để tạo ra sự phát triển mới, gắn liền với kỷ nguyên vươn mình, gắn liền với công cuộc chuyển đổi số trong môi trường quốc tế đầy biến động", ông Đức nói thêm.

Nói về tình hình thế giới đang biến động, ông Đức cho rằng, Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh, cần phải thích ứng nhanh. "Nếu không có khả năng thích nghi với biến đổi từ bên ngoài thì chúng ta sẽ suy thoái. Sự đổi mới của đất nước phải đặt trong bối cảnh mới hết sức năng động của quốc tế, tình hình trong nước dưới sự tác động rất mạnh của khoa học công nghệ", ông Đức nêu quan điểm.

Các đại biểu tại lễ ra mắt ấn phẩm Tạp chí Cộng sản số đặc biệt "Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới". Ảnh: ĐH.

Theo ông Đường, quyền lập pháp duy nhất thuộc về Quốc hội phải hiểu là quyền "cơ quan duy nhất được bấm nút thông qua hay không thông qua dự án luật đó". Kinh nghiệm quốc tế, theo ông Đường, Quốc hội rất ít tự mình soạn thảo ra các luật. Việc soạn thảo dự án luật để điều chỉnh các vấn đề liên quan kinh tế - xã hội... đều do Chính phủ làm, trình Quốc hội phê duyệt, thông qua.

Ông Đường cũng nêu, hiện nay, việc phối hợp, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa dự án luật sau khi đã trình ra phiên họp toàn thể của Quốc hội còn nhiều điểm chưa hợp lý; việc xem xét thông qua luật chưa được coi trọng là một phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước; việc kiểm soát uỷ quyền lập pháp chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến hoạt động lập quy của Chính phủ có thể trái với quy định cao hơn, hoặc chậm so với dự án luật...

Đáng chú ý, theo ông Đường, bộ máy, con người làm ra thể chế chưa thực sự chuyên nghiệp. Các bộ được giao soạn thảo các dự án luật, thường do Bộ trưởng chủ trì, tuy nhiên, lại hay uỷ quyền cho cấp phó. Những cán bộ soạn thảo luật đôi khi am hiểu thực tiễn của ngành, nhưng thiếu kỹ năng lập pháp, dẫn tới "lệch" giữa việc hoạch định chính sách và thể hiện chính sách thành các quy định.

Tạp chí Cộng sản ra mắt số đặc biệt: 'Khơi thông điểm nghẽn thể chế để đất nước vươn mình'
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Nghị quyết 'đánh trúng' vào các điểm nghẽn kéo dài
Giảng viên Trường ĐH Y Dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) làm nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Ảnh: NGHIÊM HUÊ
Gỡ điểm nghẽn phát triển khoa học, công nghệ