Kiếm bộn tiền nhờ 'cho thuê đôi tai'

Admin

Không bạn bè, ngại bày tỏ hay đơn giản chỉ cần được nói ra, nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu 'thuê đôi tai' người khác.

nghe mình tâm sự - Ảnh 1.

Một buổi tâm sự trực tiếp giữa khách hàng và người lắng nghe

Những người cung cấp dịch vụ cũng ăn nên làm ra với cái nghề kỳ lạ… ngồi nghe người dưng trút bầu tâm sự.

Thời gian gần đây, dịch vụ "cho thuê đôi tai" đã nở rộ từ hình thức trực tiếp đến trực tuyến. Họ chỉ cần hẹn khách đến quán cà phê hoặc qua các nền tảng trực tuyến rồi ngồi nghe khách giãi bày. Người nghe không bình luận, phán xét và cũng không cần đưa ra lời khuyên...

Thuê người nghe mình tâm sự

Đức Anh lắng nghe tâm sự của một khách hàng - Ảnh: NVCC

Đôi khi chỉ một câu "cảm ơn vì đã nghe em" khiến mình cảm thấy xứng đáng với mọi thử thách. Với mình, đó là giá trị thật nhất, đẹp nhất và đáng để theo đuổi cả đời. Bởi vì ai cũng cần được lắng nghe, không phải để được giải quyết, mà để được thấu hiểu.
Đức Anh

Cải thiện tâm trạng

Trong suốt buổi trò chuyện, có lúc chị Uyên rơi nước mắt vì áp lực mình đang đối mặt. Khi ấy anh Nhất cũng cúi nhẹ mặt xuống, tránh ánh mắt đi nơi khác chờ cảm xúc chị Uyên dịu lại.

Không dò hỏi, không phán xét, chỉ lặng lẽ lắng nghe nỗi lòng của người phụ nữ bên kia màn hình, anh Nhất nhẹ nhàng an ủi chị Uyên và đưa câu chuyện tiếp tục.

Cứ thế buổi nói chuyện kéo dài gần hai tiếng, bên kia anh Nhất "chào kết" nhẹ nhàng:

"Dạ, bạn còn gì muốn kể mình nghe không? Nếu hôm nay quá mệt rồi thì khi nào cần bạn cứ quay lại kể với mình, mình luôn sẵn sàng".

Chi phí cho buổi giãi bày tâm sự của chị Uyên hôm nay hết 400.000 đồng, cộng với tiền cà phê, chị nói hôm nay làm bao nhiêu tiền chắc đổ vào dịch vụ này hết rồi.

Thở hơi dài, chị Uyên vươn vai cho biết cảm giác cơ thể nhẹ nhõm hẳn khi trút bỏ được chuyện lòng. "Cả tuần nay tôi luôn cáu gắt chồng con, dễ bị kích động và tổn thương. Nay được nói ra lòng cảm thấy thoải mái lắm", chị Uyên cho biết thêm.

Bước vào quán với gương mặt u uất lúc chiều, giờ là khoảng 20h, chị Uyên ra về với gương mặt tươi hơn hẳn. Song chị cho biết vấn đề gốc rễ là do công việc: "Bữa nay vui, ngày mai đi làm gặp mấy đồng nghiệp đó, gặp những vấn đề lặp đi lặp lại thì áp lực vẫn tìm tới. Tôi sẽ cố gắng tiết chế, giải quyết dứt điểm công việc của mình rồi tìm cơ hội tốt chia sẻ với chồng, chứ kiểu này mãi cũng không được".

nghe mình tâm sự - Ảnh 3.

Lần thứ tư sử dụng dịch vụ lắng nghe tâm sự, chị Uyên đã phần nào giải tỏa được tâm lý - Ảnh: QUỲNH QUỲNH

Nghề đơn giản nhưng đầy thử thách

Người sử dụng đã lắm tâm tư, còn với người cho thuê "đôi tai" đằng sau là nhiều câu chuyện ít ai biết.

Là một trong những start-up trẻ theo đuổi dịch vụ lắng nghe tâm sự còn mới tại thị trường Việt Nam, Vũ Đức Anh (28 tuổi, ngụ Hà Nội) thẳng thắn thừa nhận: "Nghe thì ai cũng làm được chứ thật ra để nghe và ứng xử đúng không phải dễ. Đặc biệt đối với khách hàng Việt lại càng khó chinh phục".

Trong căn phòng độ vài mét vuông tại Hà Nội, Đức Anh bài trí góc riêng hằng ngày call video lắng nghe khách hàng tâm sự. Thiết bị trò chuyện đơn giản là chiếc máy tính, camera ghi hình và một mic để bàn.

"Mình đến với nghề lắng nghe này một cách tự nhiên. Lúc trước đi làm, nhiều bạn bè, đồng nghiệp hay tìm đến mình để tâm sự. Sau mỗi lần như vậy họ đều rất vui và nói rằng mình đủ khả năng kiếm tiền từ đó. Mình chỉ xem như lời khen nhưng đến giờ nó đã thành hiện thực", Đức Anh chia sẻ.

Thành lập dịch vụ lắng nghe "Need a friend" cách đây bốn tháng, Đức Anh chia sẻ: "Còn ít người biết đến dịch vụ này, vì nhiều người vẫn chưa quen bỏ tiền ra để thuê người lạ ngồi nghe mình tâm sự trên trời dưới đất", anh nói thêm.

Người tìm đến dịch vụ tâm sự của Đức Anh phần lớn là người trẻ đang trải qua cô đơn, khủng hoảng tâm lý hoặc đơn giản chỉ muốn tìm người lắng nghe mà không sợ bị phán xét.

"Có người đang thất tình, có người mới mất người thân, người thì đang đối diện với ranh giới trầm cảm. Ai cũng có hoàn cảnh riêng, góc nhìn riêng. Việc mình là tạo không gian để họ được "giải phóng" tâm lý. Mình lắng nghe bằng sự tò mò tích cực chứ không phải định kiến", Đức Anh chia sẻ.

Ngoài việc không chen ngang, không phán xét và giữ thái độ trung lập, Đức Anh luôn nhắc nhở bản thân phải bảo mật thông tin và câu chuyện của tất cả những người anh từng trò chuyện. Theo anh, đây là tố chất quan trọng của một người lắng nghe chuyên nghiệp.

Chàng trai 28 tuổi trải lòng người làm công việc đặc biệt này đôi lúc cũng bị "thẩm thấu ngược" trĩu lòng: "Có ngày mình nghe 5-6 câu chuyện liên tiếp, mỗi câu chuyện chứa đựng nỗi buồn khác nhau. Dù không hẳn là chuyện của mình, đôi lúc mình cũng sẽ bị cuốn theo nỗi buồn đó. Lúc ấy mình phải dừng lại việc lắng nghe để có thể reset lại tâm trạng".

Khách thấy được lắng nghe thật sự và an toàn

Buổi trò chuyện bắt đầu bằng việc Đức Anh lắng nghe khách chia sẻ vấn đề họ đang gặp phải.

"Bọn mình sẽ chăm chú lắng nghe và đáp lại bằng sự đồng cảm, đặt câu hỏi mở và giữ cho bầu không khí nhẹ nhàng. Đặc biệt, người lắng nghe sẽ không ép buộc, không phân tích hay khuyên bảo nếu khách không yêu cầu. Mục tiêu để khách hàng cảm thấy được lắng nghe thật sự và an toàn khi mở lòng", Đức Anh kể lại quá trình lắng nghe.

Kiếm bộn tiền nhờ "cho thuê đôi tai" - Ảnh 4.Người chia sẻ cùng nỗi đau trái tim

Chương trình khám sàng lọc và điều trị miễn phí dị tật tim bẩm sinh dành cho trẻ em khó khăn do Liên chi hội Tim mạch nhi và tim bẩm sinh TP.HCM tổ chức, bên cạnh các bác sĩ tận tâm, có 1 người ngoại đạo với vai trò điều phối mà nhiều người quý mến.

Đọc tiếp Về trang Chủ đề