Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.
Mục lục
Cánh đồng điện gió ven biển Trà Vinh - Ảnh: VÕ TRƯỜNG AN
Một thời còn phải chạy gạo ăn
Sau vài lần hẹn, ông Chín Nhỏ (Bùi Quang Huy, nguyên bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh, nguyên phó ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ) nói ông vừa rút ngắn cuộc họp chi bộ với nội dung rất thời sự là việc điều chỉnh Tỉnh Vĩnh Long mới tạm giữ nguyên hơn 14.400 biên chế cán bộ, công chứcTỉnh Vĩnh Long mới sẽ có bờ biển kéo dài 130km với nhiều dự án 'khủng'
"Chúng tôi xác định trước hết là ổn định dân tình. Tiếp đó tập trung phát triển kinh tế. Lúc đó mình đã có chương trình ngọt hóa sông Măng Thít, do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Đó là công trình thủy lợi quan trọng, có hiệu quả tích cực kinh tế Trà Vinh cho đến bây giờ. Đó là hệ thống đê bao theo bờ sông Tiền, sông Hậu kéo dài ra đến biển.
Phía đông làm thủy lợi khép kín hết toàn bộ Trà Vinh, kéo dài đến Vũng Liêm, Trà Ôn của Vĩnh Long. Mà làm thủy lợi gắn liền với giao thông. Khi mới tách tỉnh cả Trà Vinh chỉ có... 20 cây số đường nhựa từ Càng Long về trung tâm tỉnh lỵ. Còn lại là đường đất...", ông Chín Nhỏ nhớ lại.
"Làm bí thư Tỉnh ủy hồi đó khó lắm. Nhiều vụ việc căng thẳng mình phải xử lý. Có vụ nóng như dân phá đập Chà Và, phải nhờ nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo. Lúc đó không phải quyết sách nào cũng được sự đồng thuận cao trong Thường vụ Tỉnh ủy. Có nhiều chuyện cũng gay cấn dữ lắm", ông Chín Nhỏ kể thêm.
Nhờ có những quyết sách hợp lý trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi nên nạn xâm nhập mặn ở ĐBSCL tuy diễn ra gay gắt nhưng Trà Vinh tuy là tỉnh giáp biển mà vùng quy hoạch hệ sinh thái ngọt đến nay vẫn ổn.
Thủy lợi xong đến câu chuyện giao thông. Hồi đó Trà Vinh có mạng lưới giao thông kém nhất so với Vĩnh Long và Bến Tre, hai tỉnh lân cận. Chính vì vậy mà Trà Vinh phải kỳ quyết làm đường và làm sớm. Trong một thời gian, Trà Vinh đã vượt lên về hệ thống lộ nông thôn theo phương châm dưới hệ thống thủy lợi, trên là đường giao thông.
Bên cạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, vấn đề nổi cộm của Trà Vinh thời điểm mới tách ra khỏi Cửu Long là vấn đề người nghèo. Lúc cao nhất gần nửa dân số trong tỉnh sống ở mức nghèo khó.
Ông Bùi Quang Huy nhớ thậm chí có những gia đình thương binh, liệt sĩ... phải cầm cố thẻ thương binh, liệt sĩ. Tỉnh phải làm một chuyện vô tiền khoáng hậu là đi vận động tiền để... chuộc giấy tờ cho bà con. Chính sách "nhường cơm sẻ áo", người có đất nhiều cho người không đất mượn để canh tác...
Hai đơn vị "tạm gọi là công nghiệp" đầu tiên là Công ty Dược và Công ty Xổ số. Bây giờ thì tình hình đã hoàn toàn khác. Trà Vinh nổi lên với nhiều dự án năng lượng trọng điểm, là tỉnh có nền kinh tế biển được phát huy hiệu quả và kinh tế nông nghiệp được khai thác bền vững...
Năm 2024, Trà Vinh nằm trong top 3 tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất khu vực ĐBSCL, chính thức vượt qua nhiều tỉnh lớn có những khởi đầu tốt trong khu vực.
Đó là hành trang để tỉnh tái nhập với "người anh em" Vĩnh Long, Bến Tre. Sau những năm tháng "ra riêng", tỉnh nghèo Trà Vinh ngày trước giờ "có của ăn của để" khi trở về chung với anh em tỉnh bên.
--------------------------------
"Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui", hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.
Kỳ tới: "Phú là giàu có, Khánh là mừng vui"
Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long. Hơn 15 năm "chung nhà", hai tỉnh lại tách ra để "tập trung phát triển quê hương với những thế mạnh riêng".
Ngày 11/5, Tập đoàn TH tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga – một hạng mục quan trọng thuộc Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao do doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Nga. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nga và có sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko cùng lãnh đạo cấp cao và đông đảo doanh nghiệp hai nước.
TPO - Sau 5 ngày vươn khơi đánh bắt tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ, tàu cá của một ngư dân ở thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) trở về đầy ắp cá thu, cá kìm với tổng trị giá khoảng 700 triệu đồng.
TPO - Real vẫn còn cơ hội cứu lấy mùa giải nếu đánh bại Barca trong trận El Clasico đêm nay. Nhưng họ cần làm gì sau khi đã thua cả ba trận đối đầu Blaugrana trong mùa giải này?
TPO - Dự án lấn sông Hàn được phép bán nhà ở hình thành trong tương lai; Bắc Ninh có thêm khu công nghiệp 1.900 tỷ đồng; Ban quản trị chung cư bị phạt gần 120 tỷ đồng; TPHCM sắp triển khai dự án nhà ở giá rẻ quy mô 20.000 căn hộ;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 10/5.
TPO - Live show Tỉnh thức đánh dấu cột mốc Nam tiến, hành trình “hồi sinh” trong âm nhạc, tinh thần của Tuấn Hưng. Tại sân khấu Nhà thi đấu Tân Bình tối 10/5, Tuấn Hưng được khán giả và các nghệ sĩ show Anh trai tiếp thêm năng lượng, tạo động lực để anh trở lại với âm nhạc.
TPO - Trường hợp không tự nguyện trả lại nhà ở xã hội do sử sụng không đúng đối tượng, UBND tỉnh sẽ xử lý, ban hành quyết định thu hồi theo quy định; trong đó, có xem xét xử lý hành vi lợi dụng chính sách, trục lợi cá nhân.
TPO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 61/CĐ-TTg ngày 10/5/2025 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho trẻ em, học sinh năm 2025.
TPO - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Dự án xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương, với tổng mức đầu tư hơn 15 tỷ đồng.
TPO - Trong lúc cuốc đất làm vườn, một người dân ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) bất ngờ phát hiện một thùng kim loại chứa hàng trăm viên đạn còn nguyên vẹn nên đã trình báo cơ quan chức năng.