Đây là
Lập khu công nghiệp y - dược ở TP.HCM, người dân được gì?
Năm 2024, TP.HCM đã phê duyệt "Đề án phát triển công nghiệp dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Theo quy hoạch, khu công nghiệp chuyên ngành y - dược được đặt tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 (huyện Bình Chánh, TP.HCM) với diện tích 338ha.
Thuốc Phenobarbital nhập khẩu trong điều trị bệnh tay chân miệng thường xuyên bị gián đoạn do nguồn cung không đảm bảo - Ảnh: DUYÊN PHAN
* Theo đề án từ năm 2030 trở đi khu công nghiệp này sẽ bắt đầu sản xuất được một số sản phẩm thuốc generic, thuốc nhượng quyền. Vậy tiến độ có đúng như mong muốn?
- Hiện nhiều nhà máy dược phẩm đang nằm rải rác khắp các khu công nghiệp và khu dân cư trên địa bàn TP. Ngoài ra, do chênh lệch giá đất và thiếu chính sách khuyến khích, một số công ty dược đã chuyển nhà máy và kho vận sang Bình Dương, Đồng Nai, Long An... mặc dù giữ trụ sở tại TP và xác định thị trường trọng điểm.
Sở Y tế đã làm việc với một số doanh nghiệp để thông tin và tìm hiểu về nhu cầu đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp chuyên ngành y - dược. Nhiều doanh nghiệp quan tâm và sẵn sàng đầu tư nhà máy tại khu công nghiệp này với các cơ chế, chính sách phù hợp.
Theo ghi nhận nhu cầu, kiến nghị của doanh nghiệp khi lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất, hiện doanh nghiệp đang gặp một số khó khăn khi đầu tư tại TP và đề xuất giải pháp như cần xây dựng chính sách ưu đãi giá đất phù hợp để thu hút doanh nghiệp, cạnh tranh với các địa phương.
Diện tích để xây dựng nhà máy thường lớn, chi trả tiền thuê đất 1 lần làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu triển khai dự án. Chưa có chính sách cụ thể để thu hút doanh nghiệp nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, giúp người dân tiếp cận thuốc chất lượng cao với giá thành thấp hơn.
Do đó, cần xây dựng chính sách đặc thù để hỗ trợ cho hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên ngành y - dược như ưu đãi về chính sách đầu tư, giá đất, thuế thu nhập doanh nghiệp; chính sách ưu đãi trong đấu thầu thuốc đối với các sản phẩm thuộc danh mục ưu tiên phát triển để thúc đẩy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất, cung ứng thuốc có chất lượng cao cho nhu cầu điều trị.
Công nghiệp dược tăng trưởng từ 12-15%
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đã tăng từ 3,4 tỉ USD vào năm 2015 lên tới 7,46 tỉ USD vào năm 2022, với mức tăng trưởng hằng năm từ 12-15%.
Việt Nam cũng chưa có các khu công nghiệp dược - sinh học tập trung. Hiện Bộ Y tế đang tích cực xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Dược sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua.
Trong đó có nhiều chủ trương, chính sách mới mang tính đột phá, nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển ngành công nghiệp dược trong nước.