Dù trời mưa nặng hạt, đông đảo phật tử mọi lứa tuổi vẫn tề tựu để thưởng thức chương trình nghệ thuật biểu diễn cải lương Cuộc đời Đức Phật tại công viên Láng Le, huyện Bình Chánh tối 3-5. Đây là một trong những sự kiện nổi bật tại Đại lễ Vesak 2025.
Mục lục
Vua Tịnh Phạn (Lê Tứ), Thái tử Tất Đạt Đa - Đức Phật (Đào Vũ Thanh) và kế mẫu (Hà Như) trong vở Cuộc đời và đạo nghiệp Đức Phật Thích Ca tại Đại lễ Vesak 2025 - Ảnh: T.T.D.
Chương trình nghệ thuật Thành Lộc, Trương Quỳnh Anh và hơn 20 nghệ sĩ hát Đường từ tâm mừng Đại lễ Vesak
Vở tái hiện cuộc đời, hành trình giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ khi Ngài còn là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha Gautama) cho đến lúc đắc đạo và sáng lập ra Phật giáo.
Với ngôn ngữ cải lương đặc trưng của sân khấu Nam Bộ kết hợp cùng kịch bản chuyển thể từ lịch sử Đức Phật, vở diễn không chỉ thể hiện chiều sâu lịch sử Phật giáo mà còn khơi dậy trong lòng người xem niềm tôn kính, sự cảm thông và khát vọng tu tập.
Mỗi lớp tuồng, mỗi nhịp đờn ca như một lời kinh vang vọng giữa cuộc đời, nhẹ nhàng mà lay động, gần gũi mà thấm sâu.
Hòa thượng Thích Bửu Chánh cho rằng khi mỗi giai điệu, lời ca được nâng lên bằng tâm thành kính thì nghệ thuật không còn chỉ là giải trí mà là hành trình quay về nội tâm, là cầu nối giữa con người và chân lý giác ngộ.
"Trong ánh sáng của chính pháp và tinh thần từ bi, trí tuệ, chúng ta tin rằng nghệ thuật Phật giáo sẽ tiếp tục lan tỏa, chạm đến trái tim của con người hôm nay, không phân biệt biên giới, tôn giáo hay ngôn ngữ" - hòa thượng Thích Bửu Chánh nói.
Đông đảo khán giả thưởng thức chương trình nghệ thuật cải lương Cuộc đời Đức Phật tại Đại lễ Vesak 2025 - Ảnh: T.T.D.
Niềm vinh hạnh lớn khi biểu diễn ở Đại lễ Vesak 2025
Gương mặt đẫm mồ hôi bước vào hậu trường sau khi vở diễn kết thúc, NSƯT Lê Tứ vui vẻ nói với Tuổi Trẻ Online việc biểu diễn ở chương trình nghệ thuật của Đại lễ Vesak 2025 là niềm vinh hạnh lớn với vợ chồng anh.
Trong vở, Lê Tứ vào vai vua Tịnh Phạn - cha của Đức Phật, còn Hà Như, vợ anh vào vai hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề (kế mẫu).
"Với vở tuồng này, Lê Tứ đã có cơ hội hát nhiều lần. Có một lần, tôi đủ duyên vào vai Đức Phật, diễn ở chùa Thiên Hưng, Bình Định. Còn với dịp này thì vào vai vua cha của Đức Phật.
Cảnh Đức Phật nhập niết bàn trong vở - Ảnh: T.T.D.
Không chỉ riêng Lê Tứ, các thành viên trong ê kíp cũng cố gắng hết sức tập trung để thực hiện chương trình phục vụ khán giả" - anh cho biết.
Lê Tứ nói anh bắt đầu tìm hiểu về đạo Phật trong khoảng 6-7 năm nay. Trong năm rồi, gia đình anh cũng đã có duyên quy y ở chùa Việt Nam Quốc Tự.
"Mình may mắn là một người con của phật tử nên luôn có niềm tin vào đạo và đời. Đạo dạy cho ta về giác ngộ, sự buông xả. Và tôi còn rất tin vào luật nhân - quả trong đạo Phật. Khi ta làm điều không đúng thì ắt phải trả, còn nếu ta hướng đến bằng tất cả tấm lòng mình thì sẽ nhận thành quả xứng đáng" - Lê Tứ bộc bạch.
Phật hoàng Trần Nhân Tông: Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Mang nhiều ảnh hưởng từ ông nội và cha cũng là hai vị thiền sư lỗi lạc, Phật hoàng Trần Nhân Tông đi theo triết lý tu tập cân bằng giữa đạo và đời, biết rõ tâm, đạo ngay trong đời sống.
TPO - Hải Phòng và SLNA đã tạo nên một trận đấu vô cùng hấp dẫn với 30 pha dứt điểm được tạo ra, bao gồm 24 của chủ nhà và 6 thuộc về đội khách. Tuy nhiên trong một buổi tối kỳ lạ, bóng 4 lần tìm đến khung gỗ và vô số tình huống bỏ lỡ được tạo ra, khiến bàn thắng là thứ duy nhất còn thiếu.
TPO - Tối 3/5, tại nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính để tưởng nhớ và tri ân những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
TPO - Ngày 3/5, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Xuân Long (SN 1988, trú tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng. Long có hành vi gây rối, xô đẩy cán bộ CSGT đang làm nhiệm vụ tại chốt bảo vệ đoàn khách quốc tế thăm Việt Nam.
TPO - Bộ Tài chính đề xuất đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ cho viên chức và người lao động nghỉ hưu, thôi việc sớm do sắp xếp sẽ được sử dụng các quỹ và nguồn kinh phí cải cách tiền lương; nguồn thu hợp pháp khác để thực hiện.
Nhà văn hóa Hữu Ngọc, học giả có tiếng của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, người bắc nhịp cầu văn hóa Việt Nam với thế giới, qua đời tại Hà Nội, hưởng đại thọ 107 tuổi.
Chủ hụi Trần Bích Tuyền đưa khống tên người góp hụi vào các dây hụi để hốt, lợi dụng việc không có hụi viên đi khui hụi để báo khống hốt nhằm chiếm đoạt tiền.
TPO - Những ngày vừa qua Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận liên tiếp hai trường hợp trẻ bị chấn thương lách nghiêm trọng, gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh về việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các dịp nghỉ lễ và kỳ nghỉ hè sắp tới.