Cha mẹ ngại vì trẻ chê tiền lì xì
Có con nhỏ, trước mỗi dịp Tết, chị Hoa (40 tuổi, ngụ ở Hà Nội) đều dặn dò con khi nhận được Lì xì gì mà có 50.000 đồng: Niềm vui không ở phong bao nhiều hay ítĐỌC NGAY
Cha mẹ ngại vì trẻ chê tiền lì xì
Có con nhỏ, trước mỗi dịp Tết, chị Hoa (40 tuổi, ngụ ở Hà Nội) đều dặn dò con khi nhận được Lì xì gì mà có 50.000 đồng: Niềm vui không ở phong bao nhiều hay ítĐỌC NGAY
Ví dụ, có nhiều phụ huynh hay hỏi con rằng người khác lì xì cho con bao nhiêu để bố mẹ "trả" lại tương ứng.
Theo bác sĩ Bách, điều này sẽ vô tình khiến đứa trẻ đặt nặng vật chất, học theo sự so đo tính toán.
"Khi trẻ có sự nhận thức lệch lạc về vật chất, có thể xảy ra câu chuyện so bì. Trẻ sẽ có tâm lý so sánh, ghen ghét nhất định khi người lớn phân biệt trong cách lì xì", bác sĩ Hồng Bách nói.
Vị chuyên gia tâm lý khuyến cáo khi đứa trẻ đưa định nghĩa giá trị vật chất lên cao, đi theo phương hướng lệch lạc thì điều này sẽ làm biến đổi tính cách đứa trẻ. Đứa trẻ đó sẽ trở lên ích kỷ, nghĩ cho bản thân, thậm chí còn sẵn sàng tranh đấu.
"Nếu muốn có sự thay đổi câu chuyện lì xì nặng về vật chất thì chính người lớn phải thay đổi", bác sĩ Bách nói.
Tóm lại, bác sĩ tâm lý Hồng Bách khuyên người lớn nên:
- Tránh cho con tiếp xúc với vật chất quá sớm. Thay vì tiền hãy tặng những món quà, ví như sách hoặc đồ chơi.
- Với những trẻ lớn, cha mẹ cần định nghĩa giá trị vật chất đúng cho con. Khi cha mẹ không đề cao giá trị vật chất thì con sẽ không có chuyện so bì, ghen tỵ...
Bên cạnh đó, cha mẹ nên giáo dục con cái về ý nghĩa của lì xì Tết, để con hiểu được đó không chỉ là vật chất, mà chứa đựng ý nghĩa, văn hóa lâu đời.